TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 70

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
69
đặc điểm nền kinh tế cũng như tình hình DN Việt
Nam. Tuy nhiên, giữa VAS và IAS/IFRS (chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế) hiện nay vẫn còn tồn tại
một khoảng cách đáng kể, ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình hội nhập của kế toán, kiểm toán Việt
Nam. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này
được biểu hiện cụ thể ở nhiều khoản mục trên báo
cáo tài chính lập theo IFRS được đánh giá theo giá
trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu, nhưng lập theo VAS
lại ghi là theo giá gốc, điều này làm cho giá trị tài
sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như
diễn biến thực tế của thị trường…
Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
thống kê, hiện nay có 116/140 quốc gia được khảo
sát đã yêu cầu các công ty niêm yết áp dụng IFRS,
số còn lại cũng đã cho phép áp dụng IFRS. Các tổ
chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế
giới như G20, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ
quốc tế, Hội đồng ổn định tài chính quốc tế và Tổ
chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán đã ủng hộ
và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Trong
khi đó, Việt Nam vẫn là 1 trong 10 nước đứng bên
ngoài cam kết này, do vậy, về lâu dài, cần thiết
phải thống nhất VAS và IFRS, nếu chúng ta muốn
nói chung một ngôn ngữ kế toán với thế giới, thúc
đẩy môi trường kinh doanh, tạo dựng niềm tin
cho nhà đầu tư…
Thứ hai,
thiếu hụt lao động chất lượng cao: Về
chất lượng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán của
Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, nguồn nhân lực kế
toán, kiểm toán của Việt Nam tuy đã sẵn sàng hội
nhập kinh tế nhưng số lượng và chất lượng mang
tầm quốc tế vẫn là vấn đề cần cải thiện. Tính đến năm
2016, Việt Nam có khoảng 4 nghìn kế toán viên, KTV
có chứng chỉ hành nghề (chiếm 2% trong tổng số 196
nghìn kế toán viên, KTV toàn khu vực ASEAN); Có
150 DN cung cấp dịch vụ kiểm toán, phục vụ trên
40 nghìn khách hàng (bao gồm DN trong và ngoài
nước) và trên 100 tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán
với trên 10 nghìn lao động.
Thực tế cho thấy, Việt Nam không chỉ thâm hụt
về số lượng, mà còn thâm hụt về chất lượng đội ngũ
người làm kế toán, kiểm toán. Việc đào tạo kế toán,
kiểm toán mặc dù đã được quan tâm nhưng kế toán
viên, KTV đạt chất lượng quốc tế, có đủ khả năng đáp
ứng tiêu chuẩn làm việc trong môi trường cạnh tranh
hiện nay vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại. Hội KTV
hành nghề Việt Nam thống kê, có tới 2/3 sinh viên tốt
nghiệp ngành kế toán, kiểm toán chưa đáp ứng nhu
cầu của các nhà tuyển dụng xét trên nhiều khía cạnh.
Thứ ba,
kỹ năng mềm của người lao động còn
yếu: Khảo sát của tổ chức tuyển dụng Navigos
Search cho thấy, nhu cầu sử dụng ngôn ngữ quốc
tế, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp,
lối tư duy phản biện – giải quyết vấn đề ngày càng
được chú trọng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, các lao động
đã qua đào tạo của Việt Nam mặc dù được đánh
giá là nhanh nhẹn, sáng tạo và có thể đáp ứng được
nhu cầu… nhưng lại thiếu và yếu kỹ năng mềm
(như làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản
biện, sáng tạo, tuân thủ công nghệ…), tính tuân
thủ kỷ luật chưa nghiêm...
Thứ tư,
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo
mật còn hạn chế: Tại Việt Nam, công tác kế toán,
kiểm toán hiện nay chủ yếu được thực hiện trên
hồ sơ, giấy tờ. Trong khi CMCN 4.0 lại chuyển hóa
toàn bộ các dữ liệu đó thành thông tin điện tử, vừa
đa dạng, vừa khó nắm bắt, do vậy, về lâu dài nếu
kế toán viên, KTV không am hiểu về công nghệ, sẽ
khó khăn trong thực hiện các phần hành công việc.
Khảo sát thực tế cho thấy, kiến thức, hiểu biết, trình
độ ứng dụng công nghệ thông tin của các kế toán
viên, KTV hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
đồng đều; Công tác đào tạo cũng chỉ mới dừng lại ở
việc truyền thụ kiến thức nền, chưa chuyên sâu, đa
ngành, nhất là đối với những kiến thức mang tính
đặc thù công nghệ, bảo mật và trí tuệ nhân tạo...
Một số giải pháp để xuất, khuyến nghị
Về phía cơ quan quản lý
Thứ nhất,
cần tập trung kiện toàn hành lang pháp
lý, cụ thể: Đến năm 2020, ban hành chuẩn mực VAS/
VFRS theo hướng cập nhật và tiệm cận chuẩn mực
quốc tế. Đến năm 2025, áp dụng IFRS theo 3 cấp độ:
Các công ty có lợi ích công chúng thực hiện IFRS
nguyên mẫu; các công ty khác áp dụng VAS/VFRS;
DN nhỏ và vừa thực hiện chế độ kế toán dành cho
DN nhỏ và vừa. Việc áp dụng hoan toan IFRS sẽ
giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam mở ra một thời kỳ
mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và
trình bày các yếu tố của báo cáo tài chính.
Thứ hai,
cần đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin một cách đồng bộ, kịp thời, đáp ứng
xu thế phát triển của hệ thống số toàn cầu. Trong đó,
chú trọng xây dựng hệ thống an ninh mạng, đảm
bảo bảo mật cao thông tin dữ liệu kế toán, kiểm toán.
Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và vận dụng một cách
hiệu quả, phù hợp các phương pháp kiểm toán, kể cả
phương pháp cơ bản và phương pháp kỹ thuật, nhất
là các phương pháp thu thập, đánh giá bằng chứng
kiểm toán, các phương pháp phân tích kỹ thuật trong
bối cảnh nghề kế toán sử dụng chứng từ điện tử, công
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...109
Powered by FlippingBook