TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 73

72
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
hơn trong kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
Những năm trở lại đây, kế toán môi trường – một
nội dung cụ thể của kế toán xanh trong hệ thống kế
toán nói chung, được nhìn nhận như là một công cụ
hữu ích cung cấp các thông tin về môi trường ngoài
các thông tin về tình hình sản xuất - kinh doanh của
DN, làm cơ sở cho các nghĩa vụ bảo vệ môi trường
của DN. Nhờ đó, sẽ giúp giảm các rủi ro về môi
trường cũng như rủi ro về sức khoẻ cộng đồng, đồng
thời cải thiện công tác kế toán quản trị và tài chính
môi trường ở phạm vi DN. Kế toán môi trường tìm
kiếm và cung cấp các thông tin quan trọng và cần
thiết về các chi phí và doanh thu có liên quan đến
môi trường, hướng dẫn các DN, các chủ dự án trong
các quyết định kinh tế, khuyến khích họ nỗ lực
trong việc sử dụng tài nguyên, kể cả tài nguyên thiên
nhiên do con người tạo ra một cách có hiệu quả và
hạn chế tối đa sự hủy hoại môi trường, hạn chế rác
thải và sự ô nhiễm, thay đổi các hành vi đối xử với
môi trường sống. Trên thực tế, nhiều năm qua, Liên
Hiệp Quốc đã yêu cầu các quốc gia và tổ chức trên
thế giới thực hiện việc hệ thống kế toán môi trường,
để phục vụ cho việc ghi chép các dữ liệu có liên
quan đến việc hoạt động kinh doanh của DN, mà
có tác động đến môi trường. Năm 2014, Liên Hợp
Quốc đã triển khai chương trình ứng dụng mang
tên “Hệ thống kế toán về kinh tế và môi trường”
hay còn gọi là Kế toán xanh (Green Accounting).
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận rằng
ghi nhận thu nhập và chi phí từ môi trường không
dễ dàng (Sherine & Jacob & Jolly 2012). Lý do là các
khoản chi phí đó thường mang tính chất ẩn hoặc
khó khăn trong việc ghi nhận. Ngoài ra, nguồn thu
và các khoản chi sẽ khó đo lường theo các khía cạnh
số liệu của tài chính kế toán, bởi nó liên quan đến
tương lai và những nhân tố vô hình khác…
Các nghiên cứu liên quan đến kế toán xanh
Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều công trình
nghiên cứu về kế toán xanh. Asheim (1997) cho
rằng, cần thành lập hệ thống kế toán xanh hoặc môi
trường để ngăn chặn ô nhiễm hoặc thiệt hại (đặc
biệt trước tình trạng quá trình nhà máy điện có
ảnh hưởng đến nguồn lực tự nhiên ngày càng cao).
Nghiên cứu của Lafontaine (2002) lại xem xét các
khía cạnh môi trường trong điều kiện của nền kinh
tế như chi phí của các dịch vụ và sản phẩm, DN có
thể giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên để tiết kiệm
trong mức độ lớn hơn và giải quyết các yêu cầu tuân
thủ môi trường của người tiêu dùng. Betianu (2008)
cho rằng, trong thế giới kinh doanh hiện đại, thực
hiện hạch toán kế toán xanh được coi là một yếu tố
quan trọng, góp phần hạn chế ảnh hưởng đến môi
trường và phát triển kinh tế tại các nước đang phát
triển. Nghiên cứu này cũng dự báo các DN từ tất cả
các lĩnh vực kinh doanh thực hiện công cụ kế toán
xanh đến một mức độ nhất định trong các năm tới...
Nghiên cứu của Gary Otte (2008) chỉ ra rằng,
các tổ chức có thể có những lợi ích nhất định bên
trong và bên ngoài bằng thực hiện hệ thống kế toán
xanh. Heba YM& Yousuf (2010) đã kiểm tra các khái
niệm kế toán môi trường bằng cách khám phá các
kỹ thuật để phát triển các báo cáo môi trường cho
phép chính phủ sử dụng và làm cho nhiều DN chịu
trách nhiệm về các yếu tố bên ngoài của họ. Nghiên
cứu này cũng khẳng định, trong những năm sắp tới,
các DN sẽ phải đối mặt với những thách thức liên
quan để thiết lập và thực hiện các chiến lược kinh
doanh có liên quan với hạch toán môi trường…
Năm 2001, một báo cáo được Liên Hiệp Quốc
công bố về phát triển bền vững mang tên “Nâng cao
vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy kế toán
quản lý môi trường” đã được xuất bản, trong đó
nêu rõ một số nguyên tắc và thủ tục liên quan đến kế
toán quản lý môi trường, đặc biệt tập trung vào các
kỹ thuật để định lượng các chi phí môi trường cho
sự phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, Hội đồng
tiêu chuẩn kế toán bền vững (một tổ chức phi lợi
nhuận của Hoa Kỳ được thành lập vào năm 2011)
hiện đang phát triển các tiêu chuẩn kế toán theo
ngành cụ thể để tính bền vững có thể được sử dụng
trong các báo cáo hàng năm.
Việt Nam cần phát triển kế toán xanh
Vận dụng kế toán xanh nói chung và kế toán môi
trường nói riêng là một quá trình lâu dài, đòi hỏi
cần phải được nghiệm túc thực hiện, nghiên cứu
đầu tư để tạo được sự tăng trưởng bền vững. Có thể
khẳng định, kế toán xanh nói chung và kế toán môi
trường nói riêng là một bộ phận của tăng trưởng
xanh, hướng đến mục tiêu “do con người, vì con
người”, góp phần tạo sự ổn định, bền vững cho
nguồn lực môi trường, xã hội phát triển.
Thời gian qua, tại Việt Nam, trong quá trình hoạt
động kinh doanh, nhiều DN đã tạo ra những chất
Kế toán xanh có thể hiểu là một hệ thống kế
toán hiện đại và toàn diện nhằmghi chép, tổng
hợp và lập báo cáo cho một tổ chức, để phản
ánh đầy đủ các nội dung về tài sản, nợ phải trả,
vốn đầu tư, nguồn thu và các khoản chi cho
môi trường xanh của quốc gia.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...109
Powered by FlippingBook