TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 74

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
73
thải gây hại cho nền kinh tế. Do vậy, các DN thuộc
nhóm này cũng cần có một hệ thống kế toán để ghi
nhận các yếu tố về môi trường, nhằm đảm bảo khả
năng thu hồi chi phí để phục vụ cho việc cải tạo môi
trường bền vững, chứ không phải chỉ sử dụng cho
mục đích kinh doanh. Hiện nay, nhìn chung, các quy
định về tài chính, các chuẩn mực, các chế độ kế toán
của Nhà nước và công cụ kế toán của DN chưa cung
cấp và đáp ứng được những thông tin cần thiết về
các chi phí liên quan đến môi trường theo các yêu cầu
cho việc ra quyết định các hợp đồng và lập báo cáo
tài chính tại DN.
Việt Nam hiện cũng đã ban hành một số quy
định yêu cầu các DN, các nhà đầu tư phải tiến hành
đánh giá tác động đến môi trường, phải đưa ra hoặc
triển khai các giải pháp xử lý môi trường trước khi
thực hiện các dự án. Để thực hiện các quy định pháp
lý đó, tất yếu phát sinh thêm nhiều loại chi phí với
quy mô ngày càng lớn liên quan đến môi trường,
đến bảo vệ môi trường, xử lý các tác động đến môi
trường và nâng cao chất lượng môi trường trong
hợp đồng kinh doanh của các DN và trong triển
khai các dự án đầu tư. Do vậy, các nhà quản trị DN
cần phải có nhiều thông tin hơn về khía cạnh chi phí
liên quan đến môi trường phát sinh trong các hợp
đồng của DN để đưa ra được các quyết định đầu tư
kinh doanh phù hợp. Qua đó, vừa có thể tìm kiếm
lợi nhuận từ các dự án, vừa tránh được các khoản
xử phạt liên quan đến môi trường. Kế toán xanh nói
chung và kế toán môi trường nói riêng chính là công
cụ quan trọng hỗ trợ các nhà quản trị DN. Trong
thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng kế toán
xanh, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Về phía cơ quan quản lý:
Thứ nhất,
tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống
pháp lý liên quan đến kế toán xanh. Hiện nay, hệ
thống kế toán đang áp dụng chưa đủ điều kiện để các
DN thực hiện kế toán môi trường. Hệ thống tài khoản,
sổ, chứng từ kế toán không ghi nhận riêng biệt những
thông tin môi trường. Trên các tài khoản kế toán chưa
ghi nhận các chi phí đáng kể liên quan đến môi trường
như chi phí sửa chữa, đền bù, chi phí khắc phục sự
cố và chi phí dọn dẹp, xử lý trong các vụ tai nạn, hủy
hoại môi trường sinh thái, môi trường sống. Thực tế
cho đến nay, yếu tố chi phí “môi trường” và thu nhập
do “môi trường” mang lại không nằm trong một tài
khoản, một khoản mục riêng rẽ, cụ thể nào của kế
toán. Rất nhiều chi phí liên quan đến môi trường đang
phản ánh chung trong các tài khoản chi phí quản lý và
các nhà quản lý kinh tế không thể phát hiện, không
thể thấy được quy mô và tính chất của chi phí môi
trường nói chung và từng khoản chi phí môi trường
nói riêng. Với chủ trương phát triển bền vững, “xanh
hóa nền kinh tế” của Đảng và Nhà nước, thì các quy
định về kế toán xanh cần tiếp tục được bổ sung, hoàn
thiện trong thời gian tới.
Thứ hai,
tăng cường các chế tài xử phạt, thực hiện
tốt các chính sách thuế phí môi trường đối với DN,
qua đó giúp các DN nâng cao nhận thức cũng như
thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường
và bảo vệ môi trường. Ngược lại, cũng có chế độ
đãi ngộ, khuyến khích và biểu dương các DN thực
hiện trách nhiệm xã hội tốt của mình, qua đó tuyên
truyền sâu rộng về việc áp dụng kế toán xanh trong
hoạt động thực tiễn.
Về phía DN:
Thứ nhất,
cần thay đổi nhận thức trong việc ứng
dụng kế toán xanh trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thực tế cho thấy, hiện nay, bản thân các DN
chưa nhận thức được ý nghĩa và lợi ích của hoạt
động bảo vệ môi trường nói chung và việc áp dụng
kế toán xanh nói riêng. Đa số các DN tại Việt Nam
vẫn chưa tiến hành tính toán các chi phí môi trường.
Ngoài ra, nhiều nhà quản trị DN cũng chưa nhận
thức được rằng, chi phí bỏ ra để tính toán các chi
phí môi trường nhỏ hơn rất nhiều so với tổng chi
phí phải gánh chịu khi họ phải trả thuế, phí hay tiền
phạt từ các hành vi gây hại môi trường.
Thứ hai,
quan tâm đến công tác xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực có trình độ. Hiện nay, do kế
toán xanh chưa phổ biến trong DN, nên bộ phận kế
toán của DN hầu như không có những nhân viên
kế toán có kiến thức về kế toán môi trường hoặc
nhân viên kế toán môi trường chuyên biệt. Do vậy,
trong thời gian tới, các DN cần quan tâm đến việc
tìm kiếm, đào tạo và xây dựng phòng kế toán có
năng lực và kinh nghiệm về kế toán xanh…
Tài liệu tham khảo:
1. ThS. Dương Thị Thanh Hiền, Kế toán xanh và kế toán môi trường - Một số
quan điểm hiện đại, Tạp chí kế toán - kiểm toán 4/2016;
2. TS. Phạm Quang Huy (2016), Nghiên cứu khung lý thuyết về kế toán xanh
và định hướng áp dụng vào Việt Nam trong tiến trình hội nhập toàn cầu, Tạp
chí Kế toán Kiểm toán 4/2016;
3. Ambe, Cosmas, M. (2009), Linkages of Sustainability and Environmental
Management Accounting. Innovation for Sustainability in a Changing
World, 2, 73-84;
4. Bailey, Paul. (1995), Environmental accounting case Studies: Green
accounting At AT&T (3rd ed.), Los Angeles: SAGE Publications, Inc;
5. Lloyd John Pereira (2017),What is green accounting and its importance?, TechJini;
6. DeVry University (2017), What is green accounting? A brief overview of
environmental accounting.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...109
Powered by FlippingBook