TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 75

74
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
từng điều kiện cụ thể và được xem xét căn cứ theo
phương pháp định tính và định lượng.
Về mặt định tính:
Khái niệm trọng yếu gắn với tính hệ
trọng của các nghiệp vụ, khoảnmục. Thông thường các
khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả
năng gian lận thường được coi là trọng yếu. Bên cạnh
những sai sót hệ trọng cũng được xem là trọng yếu dù
quy mô nhỏ. Đây là việc xem xét bản chất của vấn đề
có những trường hợp, tuy giá trị thấp do bản chất của
sai phạm vẫn có thể xem là trọng yếu.
Về định lượng:
Được xem là trọng yếu khi vượt
giới hạn cho phép, hay sai sót có thể chấp nhận được.
Nếu một nghiệp vụ, một khoản mục bị sai phạm có
quy mô lớn đến mức quyết định bản chất đối tượng
kiểm toán thì nghiệp vụ, khoản mục đó được coi là
trọng yếu. Ngược lại, quy mô sai phạm chưa đủ lớn
để làm thay đổi nhận thức về đối tượng kiểm toán thì
khoản mục, nghiệp vụ không được coi là trọng yếu.
Quy mô của trọng yếu không thể được coi là một số
tuyệt đối, bởi vì một khoản mục, nghiệp vụ có quy
mô nhất định, có thể là trọng yếu đối với công ty nhỏ
nhưng lại không trọng yếu đối với công ty lớn. Vì
thế, tính trọng yếu xét về mặt quy mô cần được đặt
trong mối tương quan với toàn bộ đối tượng kiểm
toán. Nghĩa là, xem xét tỷ lệ của khoản mục nghiệp
vụ so với một cơ sở tính toán tùy thuộc vào đặc trưng
của từng khách hàng như: tổng tài sản, hay tổng vốn
chủ sở hữu, tổng doanh thu hay lợi nhuận trước thuế.
Cơ sở xác lậpmức trọng yếu
Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán
viên (KTV) cần xác lập mức trọng yếu cho tổng thể
BCTC và mức trọng yếu cho từng khoản mục để ước
tính sai lệch có thể chấp nhận được của BCTC cũng
Tổng quan về tính trọng yếu trong kiểm toán
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 –
Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán
báo cáo tài chính (BCTC) và Chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán,
trọng yếu được hiểu là thuật ngữ chỉ tầm quan trọng
của một thông tin (số liệu kế toán) trên BCTC. Thông
tin được coi là trọng yếu nếu, thiếu thông tin sẽ ảnh
hưởng đến các quyết định kinh tế của những người sử
dụng BCTC. Mức trọng yếu được xác định tùy theo
XÁC ĐỊNHQUYMÔTÍNHTRỌNGYẾU
TRONG KIỂMTOÁNBÁO CÁOTÀI CHÍNH
ThS. NGUYỄN THỊ NÊN, ThS. LÊ THỊ QUYÊN
- Đại học Hà Tĩnh *
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến
xác nhận xem báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, có
tuân thủ pháp luật, có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Do
đó, việc xác định mức trọng yếu của thông tin là khâu quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến những
quyết định kinh tế của các bên sử dụng. Bài viết phân tích về tính trọng yếu trên cơ sở xem xét
trên cả mặt định tính và định lượng, từ đó xác định quy mô tính trọng yếu tương ứng với một số
phương pháp xác định cụ thể.
Từ khóa: Trọng yếu, kiểm toán, báo cáo tài chính, công ty kiểm toán
IDENTIFYING THE LEVEL OF MATERIALITY OF A FINANCIAL
STATEMENT AUDIT
The purpose of financial statement auditing
is to investigate whether financial statement is
prepared in accordance with current standards
and accounting regime, complies with laws and
reflects the aspects of materiality in terms of
honesty and rationality. Therefore, identification
of materiality of information is an important step
as it affects the later economic decisions of the
users. This paper studies the audit materiality
on the basis of examining both qualitative and
quantitative aspects and then identifies the levels
of materiality in relevant to certain methods.
Keywords: Materiality, auditing, financial statement,
auditing firm
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/4/2018
Ngày duyệt đăng: 2/5/2018
*Email:
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...109
Powered by FlippingBook