TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 76

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
75
như từng khoản mục phục vụ cho việc kiểm tra chi
tiết. Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC được xác định
tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp (DN), thực
trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử
dụng thông tin. KTV thường căn cứ vào các chỉ tiêu
tài chính sau để xác định:
- Doanh thu được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi
ổn định nhưng đã có doanh thu ổn định và doanh
thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh
giá hiệu quả hoạt động. Tỷ lệ được các công ty kiểm
toán lựa chọn thường từ 0,5% - 3% doanh thu - Lợi
nhuận trước thuế được áp dụng khi đơn vị có lãi ổn
định. Lợi nhuận là chỉ tiêu được nhiều KTV lựa chọn,
vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC
quan tâm, nhất là cổ đông của các công ty. Tỷ lệ được
lựa chọn thường từ 5% - 10% lợi nhuận trước thuế.
- Tổng tài sản được áp dụng đối với các công ty
có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế lớn so với vốn
góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về
khả năng thanh toán thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng
tài sản là hợp lý. Tỷ lệ được lựa chọn thường nằm
trong khoảng từ 0,5% - 1% tổng tài sản.
- Vốn chủ sở hữu được áp dụng khi đơn vị mới
thành lập; doanh thu, lợi nhuận chưa có hoặc có
nhưng chưa ổn định. Tỷ lệ được lựa chọn từ 1% -2%
vốn chủ sở hữu. Mức trọng yếu phân bổ cho từng
khoản mục là mức sai lệch tối đa của khoản mục
đó. Khi phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản
mục KTV căn cứ vào phương pháp phân bổ của
công ty, kinh nghiệm của KTV về khoản mục, bản
chất của khoản mục, các đánh giá về rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát cũng như thời gian và chi
phí kiểm tra khoản mục đó để phân bổ cho hợp lý.
Phương pháp xác địnhmức trọng yếuđối với tổng
thể BCTC: Mức trọng yếu = Tiêu chí (Benchmark) x
Tỷ lệ %
Xác định tiêu chí lựa chọn là điểm khởi đầu trong
việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC:
Các tiêu chí phù hợp thông thường được lựa chọn
có thể là: Lợi nhuận trước thuế, tổng doanh thu, lợi
nhuận gộp, tổng chi phí. Xác định tiêu chí còn ảnh
hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Các yếu tố của BCTC, ví dụ như: tài sản, các
khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí;
- Các thước đo hoạt động theo các quy định
chung về lập và trình bày BCTC, ví dụ như: tình
hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền.
- Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng
có xu hướng quan tâm, ví dụ như: để đánh giá kết
quả tài chính, người sử dụng có xu hướng tập trung
vào lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản thuần...
Xác định tỷ lệ % cho tiêu chí lựa chọn KTV phải
sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ % áp
dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ % và tiêu chí được
lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau như tỷ lệ %
áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động
kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ%áp dụng cho
doanh thu, do số tuyệt đối của doanh thu là lợi nhuận
trước thuế thường chênh lệch nhau đáng kể và KTV có
xu hướng cân bằng mức trọng yếu cho từng bộ phận
trên BCTC, cho dù áp dụng bất kỳ tiêu chí nào. Xác định
tỷ lệ % cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công
việc kiểm toán được thực hiện mà cụ thể số mẫu cần
phải kiểm tra, phụ thuộc vào đánh giá về rủi ro có sai
sót trọng yếu của KTV. Ví dụ như: Khi KTV lựa chọn
tỷ lệ 5% lợi nhuận trước thuế, tức là KTV mong muốn
phát hiện nhiều sai sót có thể ảnh hưởng trọng yếu đến
BCTC hơn so với việc lựa chọn tỷ lệ 10%. Thông thường
trong thực tế kiểm toán, có 4 cách thức áp dụng tỷ lệ %
để tính toán mức trọng yếu, gồm:
- Áp dụng một tỷ lệ đơn nhất, KTV sử dụng một
tỷ lệ đơn nhất để tính mức trọng yếu. Một công
ty kiểm toán có thể quy định 3 hoặc 4 quy tắc và
cho phép KTV trong mỗi cuộc kiểm toán có quyền
lựa chọn quy tắc phù hợp. Ví dụ: - 5% đến 10% lợi
nhuận trước thuế; - 1% đến 2% tổng tài sản; - 1% đến
5% vốn chủ sở hữu; - 0.5% đến 1% tổng doanh thu.
- Áp dụng tỷ lệ tùy theo quy mô của đơn vị được
kiểm toán: Cách làm này tương tự như áp dụng một
tỷ lệ đơn nhất, chỉ khác là cho phép KTV áp dụng
các mức trọng yếu khác nhau tùy theo quy mô của
từng đơn vị được kiểm toán trên cơ sở quy mô tiêu
chí lựa chọn càng lớn thì tỷ lệ % lựa chọn càng nhỏ.
KTV phải cân nhắc các yếu tố định tính để xác định
mức trọng yếu nào là tương ứng với quy mô phù
hợp. Ví dụ: 2% đến 5% lợi nhuận gộp, nếu lợi nhuận
gộp nhỏ hơn 20.000 USD; 1% đến 2% lợi nhuận gộp,
nếu lợi nhuận gộp đạt từ 20.000 USD – 1.000.000
USD; 0,5% đến 1% lợi nhuận gộp, nếu lợi nhuận
gộp đạt từ 1.000.000 – 100.000.000 USD; 0,5% nếu
lợi nhuận gộp vượt trên 100.000.000 USD.
- Áp dụng phương pháp bình quân: Theo phương
pháp này, KTV xác định mức trọng yếu theo 3-4 quy
tắc áp dụng tỷ lệ đơn nhất và tính mức trọng yếu
bình quân giữa các quy tắc này. Có thể hiểu, đây là
cách gián tiếp để xem xét các yếu tố định tính khi
mức trọng yếu được coi là giữ vị trí quan trọng 25%
trong mức trọng yếu tổng thể đối với BCTC.
- Áp dụng công thức có sẵn: Công thức tính mức
trọng yếu được xác định thông qua phân tích thống
kê về các mức trọng yếu từ một số lượng lớn các
đơn vị được kiểm toán. Thực chất, đây là cách tính
bình quân như trên nhưng có hệ số cố định. Ví dụ:
Mức trọng yếu = 1,84 (Chỉ tiêu lớn hơn giữa tổng tài
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...109
Powered by FlippingBook