TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 8

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
7
ngân hàng trung ương nói chung và với Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hiện nay là những vấn đề gì?
Thứ nhất,
tiền ảo gây những ảnh hưởng đến
mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính sách tiền
tệ. Tiền ảo ra đời trong bối cảnh cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu năm 2008 (Nakamoto, 2008)
và Bitcoin là đồng tiền ảo phổ biến nhất trong hệ
thống tiền ảo đang thu hút đông đảo mọi người
quan tâm trong thời gian qua. Đồng tiền này không
bị kiểm soát bởi bất kỳ ai, kể cả Chính phủ hay
những người tạo ra nó.
Giao dịch tiền ảo Bitcoin diễn ra đầu tiên vào 2009
và tỷ giá đầu tiên được công bố bởi New Liberty
Standard là 1 USD đổi được 1.309,03 Bitcoin. Gần 4
năm sau, vào thời điểm đầu tháng 1/2013, giá giao
dịch của 1 Bitcoin vào khoảng 13 USD. Đến cuối
tháng 11/2013, giá tiền ảo Bitcoin lần đầu vượt mốc
1.000 USD, nhưng đến tháng 4/2018 đã giao dịch tại
vùng xấp xỉ 9.000 USD/Bitcoin sau khi chạm mốc
cao nhất trong lịch sử là 20.000 USD/Bitcoin vào
cuối tháng 12/2017, tương đương vốn hóa thị trường
bitcoin đạt hơn 320 tỷ USD (Hình 1).
Theo phương trình trao đổi M.V = P.Y (Trong đó,
M là lượng tiền, V là vòng quay của tiền tệ, Y là mức
sản lượng thực tế, P là giá), nếu như vòng quay tiền
V và sản lượng thực tế không Y đổi thì sự gia tăng
mức cung tiền M sẽ kéo theo sự gia tăng về mức giá
P tức là lạm phát mà không có bất kỳ ảnh hưởng
nào đối với nền kinh tế thực (Franco, 2015). Nghiên
cứu của Franco cũng chỉ ra những ảnh hưởng có
thể có của tiền ảo Bitcoin tới chính sách tiền tệ của
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đó là, nếu tiền ảo
Bitcoin được sử dụng nhiều hơn sẽ dẫn đến sự gia
tăng vòng quay của tiền và sự gia tăng này có thể
Một số tác động của tiền ảo đến chính sách tiền tệ
Các loại tiền ảo đặc biệt là Bitcoin cũng như nền
tảng công nghệ blockchain đang ngày càng thu
hút sự quan tâm của các chủ thể trong nền kinh tế
(Oliver Wyman, 2016). Ngân hàng trung ương các
nước bước đầu đã áp dụng các công nghệ tài chính
(Fintechs), đồng thời có những tuyên bố liên quan
đến cơ hội cũng như thách thức của tiền ảo đối với
hệ thống tiền tệ và chính sách tiền tệ (Economist,
2016). Vậy những thách thức mà tiền ảo đặt ra đối
với hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của các
TIỀNẢOVÀ THÁCHTHỨC
ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCHTIỀNTỆ
PGS., TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA, ThS. NGUYỄN THANH TÙNG
- Học viện Ngân hàng *
Sự phát triển của tiền ảo nói chung và biến động giá mạnh mẽ của tiền ảo Bitcoin nói riêng trong
thời gian gần đây thu hút sự quan tâm của dư luận. Tiền ảo xuất hiện đã và đang tạo ra nhiều
thách thức trong việc thực thi chính sách tiền tệ, kiểm soát dòng tiền, rủi ro phát sinh trong giao
dịch tài chính và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bài viết phân tích, đánh giá thách thức và đưa
ra một số đề xuất nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của tiền ảo đối với việc điều
hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khóa: Tiền ảo Bitcoin, chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, nền kinh tế
VIRTUAL CURRENCIES AND CHALLENGES SET TO THE
MONETARY POLICY
The development of virtual currencies and
strong volatility in price of Bitcoin in particular
for the past years are attracting interest of
communities. Virtual currencies exist and
creating challenges in conducting monetary
policy, controlling currency flows and risks
arisen in financial transactions and safety for
the banking system as a whole. This paper
analyzes and evaluates the challenges and
presents some recommendations to prevent
the negative impacts of virutual currencies on
monetary policy of the State bank of Vietnam.
Keywords: Bitcoin, monetary policy, State bank, economy
Ngày nhận bài: 16/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 2/5/2018
Ngày duyệt đăng: 8/5/2018
*Email:
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...109
Powered by FlippingBook