TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 83

82
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào
sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính. Trường hợp
phát hiện sai sót sau khi BCTC năm đã nộp cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực
tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên
máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán
năm có sai sót...
Thứ năm,
tổ chức lập và phân tích báo cáo kế
toán: Hệ thống BCTC là bộ phận cấu thành trong
hệ thống chế độ kế toán DN. Nhà nước có quy định
thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian lập
và gửi đối với các báo cáo kế toán định kỳ, đó là
các BCTC. Các BCTC phản ánh tổng quát về tình
hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN và một
số tình hình khác cần thiết cho các đối tượng quan
tâm, sử dụng thông tin kế toán với những mục đích
khác nhau để đưa ra các quyết định phù hợp. Hệ
thống BCTC quy định cho các DN theo Thông tư số
200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ; Thuyết minh BCTC.
Ngoài BCTC, hệ thống báo cáo kế toán của DN
còn bao gồm các báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo
quản trị là báo cáo kế toán không mang tính chất
bắt buộc, việc lập báo cáo quản trị nhằm cung cấp
thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nội bộ ngành, nội
bộ đơn vị. Do vậy, nội dung, hình thức trình bày,
kỳ báo cáo được quy định tùy theo yêu cầu quản trị
trong từng DN cụ thể.
Thứ sáu,
tổ chức công tác kiểm tra kế toán: Tổ
chức công tác kế toán là một trong những nội
dung quan trọng của công tác quản lý của DN.
Chất lượng của công tác kế toán phụ thuộc trực
tiếp vào khả năng, trình độ thành thạo, đạo đức
nghề nghiệp, sự phân công, phân nhiệm hợp lý
các thành viên trong bộ máy kế toán. Để đảm
bảo cho công tác kế toán trong các DN thực hiện
tốt các yêu cầu nhiệm vụ và chức năng của mình
trong công tác quản lý, nhằm cung cấp cho các
đối tượng sử dụng khác nhau có những thông tin
kế toán tài chính của DN một cách trung thực,
minh bạch, công khai và chấp hành tốt những
chính sách, chế độ về quản lý kinh tế, tài chính
nói chung, các chế độ, thể lệ quy định về kế toán
nói riêng cần phải thường xuyên tiến hành kiểm
tra công tác kế toán trong nội bộ DN theo đúng
nội dung, phương pháp kiểm tra.
Công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ DN
thường do Giám đốc và kế toán trưởng chịu trách
nhiệm tổ chức, chỉ đạo. Trong bộ máy kế toán của
DN nên cơ cấu riêng bộ phận kiểm tra kế toán
hoặc công nhân viên chuyên trách kiểm tra kế
toán. Việc kiểm tra có thể được tiến hành với tất
cả các nội dung hoặc từng nội dung riêng biệt.
Tùy theo yêu cầu mà có thể kiểm tra định kỳ hay
đột xuất, bất thường.
Thứ bảy,
tổ chức trang bị, ứng dụng công nghệ xử
lý thông tin trong công tác kế toán: Trong kỷ nguyên
kỹ thuật số ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông
tin đã hỗ trợ, rất nhiều trong hoạt động của bộ phận kế
toán. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế
toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý và cung
cấp thông tin nhanh chóng, thuận lợi mà nó còn làm
tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở
để tinh giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của
công tác kế toán.
Để ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào công
tác kế toán, DN cần giải quyết những vấn đề cơ bản
sau:
Một là,
tổ chức trang bị thiết bị, phương tiện kỹ
thuật, kiến thức tin học cho bộ phận kế toán để kế
toán viên có thể sử dụng thành thạo thiết bị, vận
hành được các chương trình trên thiết bị từ đó phục
vụ tốt công tác kế toán.
Hai là,
cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán.
Hiện nay, hầu hết DN đều sử dụng các phần mềm
kế toán được các đơn vị có uy tín trong lĩnh vực
công nghệ thông tin thiết kế và xây dựng.
Ba là,
tổ chức mã hóa và quản lý các đối tượng kế
toán cụ thể. Đối tượng kế toán rất đa dạng, do đó
DN phải xây dựng hệ thống mã hóa các đối tượng
theo nguyên tắc nhất định nhưng phải đảm bảo đơn
giản, dễ nhớ, dễ khai thác trên hệ thống.
Bốn là,
tiến hành phân quyền truy cập và cập
nhật thông tin để đảm bảo tính bảo mật của thông
tin kế toán.
Như vậy, tùy vào lĩnh vực hoạt động và đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh mà mỗi DN
có thể lựa chọn chương trình phần mềm kế toán
phù hợp để có thể ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác kế toán một cách thuận lợi và đạt hiệu
quả cao nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13;
2. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật Kế toán 2015;
3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 hướng
dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
5. Các website chuyên ngành liên quan.
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...109
Powered by FlippingBook