TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 91

90
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
sử dụng đất và các tài nguyên khác đang bị cạnh tranh
gay gắt bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp
và dịch vụ. Trong bối cảnh đó, việc đánh giá hiệu quả
sản xuất lương thực là cần thiết.
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu ước lượng hiệu
quả kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản
xuất lương thực nói riêng. Trong các nghiên cứu định
lượng, 02 phương pháp thường được sử dụng gồm:
Phương pháp bao dữ liệu (Data EnvelopmentAnalysis-
DEA) và phương pháp biên ngẫu nhiên (Stochastic
FrontierAnalysis- SFA). Đã có một số nghiên cứu ở Việt
Nam sử dụng hai phương pháp này đánh giá hiệu quả
kỹ thuật, tăng trưởng năng suất. Các nghiên cứu có
điểm chung là sử dụng phương pháp DEA với giả thiết
các yếu tố đầu vào, đầu ra là tất định. Trong nghiên cứu
này, tác giả thực hiện ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo
phương pháp do Land và cộng sự (1993) đề xuất, xem
xét các ràng buộc ở DEA là ngẫu nhiên.
Các nghiên cứu liên quan
Phương pháp DEA do Charnes và cộng sự (1978)
đề xuất, sử dụng tập hợp các yếu tố đầu vào, đầu ra
trong quá trình sản xuất của các hãng. Các tác giả ước
lượng một đường biên hiệu quả (tất cả các hãng đạt
hiệu quả tối đa sẽ nằm trên đường biên này) và ước
lượng điểm số hiệu quả của từng hãng.
Nowak và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp
DEA ước lượng hiệu quả kỹ thuật của sản xuất nông
nghiệp trên 27 quốc gia ở châu Âu giai đoạn 2007–
2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ đo hiệu
quả giữa các nước khá đa dạng, sự chênh lệch giữa các
quốc gia có hiệu quả kỹ thuật cao nhất và thấp nhất là
40%. Latruffe và cộng sự (2004) sử dụng phương pháp
SFA và DEA đánh giá hiệu quả kỹ thuật giữa các trang
T
heo báo cáo của Tổng cục Thống kê về cơ cấu
của nền kinh tế năm 2017, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34% GDP.
Nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất lương
thực nói riêng tuy đã giảm dần tỷ trọng, nhưng hiện
vẫn đóngmột vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, sản xuất lương thực của Việt Nam hiện đang
đứng trước nhiều thách thức. Lợi thế về chi phí lao
động rẻ cùng lợi thế mở rộng sản xuất hoặc tăng cường
HIỆUQUẢ SẢN XUẤT LƯƠNGTHỰC ỞVIỆT NAMQUA
PHƯƠNGPHÁPBAODỮLIỆUVỚICÁCRÀNGBUỘCNGẪUNHIÊN
ThS. ĐÀO HOÀNG DŨNG
- Học viện Ngân hàng *
Kể từ khi đổi mới năm 1986, sản xuất lương thực của Việt Nam ngày một tăng về sản lượng và
chất lượng. Từ một nước thiếu đói, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu gạo và hiện nay là một trong
những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập, việc giữ vững
thị phần, nâng cao giá trị xuất khẩu và thương hiệu lương thực Việt Nam đòi hỏi cần nhiều đổi
mới và một trong những yêu cầu đặt ra là cần đánh giá hiệu quả kỹ thuật của sản xuất lương thực.
Qua phương pháp bao dữ liệu với các ràng buộc ngẫu nhiên, bài viết đánh giá hiệu quả kỹ thuật
sản xuất lương thực của Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị.
Từ khóa: Sản xuất lương thực, hiệu quả kỹ thuật, DEA, chance-constrained DEA
EVALUATING FOOD PRODUCTION IN VIETNAM
USING CHANCE-CONSTRAINED DEA METHOD
Since 1986, food production of Vietnam has
been increasing in both volume and quality.
From a country of massive starvation,
Vietnam began to export rice and now has been
a world leading exporter of rice. However, in
the context of integration, in order to maintan
market share and to enhance export value and
promote food brand, Vietnam has to furtherly
conduct renovation, in which evaluating food
production is an essential task. Using chance-
constrained DEA method, the paper analyzes
the performance of food production of Vietnam
and makes some recommendations.
Keywords: Food production, technical performance, DEA,
chance-constrained DEA
Ngày nhận bài: 5/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 18/4/2018
Ngày duyệt đăng: 26/4/2018
*Email:
1...,81,82,83,84,85,86,87,88,89,90 92,93,94,95,96,97,98,99,100,101,...109
Powered by FlippingBook