TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 97

96
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
với hai nhóm yếu tố ảnh hưởng: Ngân hàng và DN,
từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm khắc
phục hạn chế trong vấn đề vay vốn cho DNNVV
tại tỉnh Trà Vinh.
Trong quá trình phân tích, Nguyễn Văn Lê (2014)
khẳng định rằng, khi điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng dụng ngân hàng của
DNNVV. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Binary logistic cùng bảng câu hỏi bán cấu trúc Hạ
Thị Thiều Dao (2014) phản ánh tình trạng kinh tế vĩ
mô khó khăn khiến thị trường đi xuống chính là một
trong nhiều nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp
cận tín dụng giữa ngân hàng và DN nhỏ tại tỉnh Bến
Tre. Hơn nữa, môi trường kinh tế và chính sách vĩ mô
của Nhà nước; đặc điểm kinh doanh của các tổ chức
tín dụng được Đặng Thị Huyền Thương (2014) nhận
định là có ảnh hưởng lên đến khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng của DNNVV. Điều này khá chính
xác, vì từ năm 2008 trở lại đây, cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh
tế Việt Nam, Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách
nhằm phục hồi nền kinh tế, trong đó có các chính
sách hỗ trợ tài chính cho DN như: Thành lập Quỹ
Phát triển DNNVV; Cho phép cơ cấu lại nợ của DN;
Triển khai các gói tín dụng nhà ở xã hội 30.000 tỷ
đồng; Liên kết ngân hàng - DN, liên kết 4 nhà; Đẩy
mạnh cho vay tín dụng theo Nghị định số 55/2015/
NĐ-CP... Triển khai chủ trương trên, Ngân hàng Nhà
nước đã đưa ra nhiều chương trình, biện pháp thực
hiện và chỉ đạo các ngân hàng thương mại triển khai
các hoạt động cho vay vốn phù hợp với chính sách
ưu đãi của Chính phủ.
Kết luận
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước có thể thấy rằng, các tác giả chủ
yếu tập trung đánh giá tình hình vay vốn tín dụng
của DNNVV từ một phía (bên cầu tiền tệ hoặc bên
cung tiền tệ). Ít tài liệu có sự tổng hợp các yếu tố từ
3 phía tác động đến khả năng vay vốn tín dụng của
DNNVV, đặc biệt là các yếu tố từ chính sách kinh
tế vĩ mô. Nếu có sử dụng cũng chỉ phân tích chung
chung, phương pháp phân tích khá đơn giản và
giải pháp chưa chuyên sâu. Hơn nữa, việc sử dụng
mô hình phân tích trong các nghiên cứu liên quan
chưa thật nổi bật, chủ yếu là mô hình OLS, mô hình
cluster, mô hình Binary logistic hoặc các yếu tố ảnh
hưởng được trình bày còn thiếu. Do đặc điểm về
điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ở các
quốc gia và các tỉnh tại Việt Nam khác nhau, nên
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến
khả năng tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV
cũng khác nhau.
Nhằm lấp đầy các khoảng trống tri thức cũng
như bổ sung những vấn đề chưa được các nhà khoa
học trong và ngoài nước đề cập tới, trong nghiên
cứu tiếp theo, tác giả tiếp tục tiếp cận chủ đề tín
dụng ngân hàng cho DNNVV trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, trong đó bổ sung những vấn đề chưa
được các nhà khoa học trong và ngoài nước đề cập
tới như: Đánh giá tình hình tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng của DNNVV; Nghiên cứu yếu tố tác
động đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV từ 3 nhóm yếu tố: DN, ngân hàng, chính
sách vĩ mô; Sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy Binary logistic, phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA, phương pháp phân tích nhân tố
khẳng định CFA, dùng phần mềm Stata để xử lý số
liệu, từ đó đánh giá sự tác động cả 2 phía cung và
cầu tín dụng; Đề xuất một số giải pháp phù hợp với
đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương cũng như
thời điểm phát triển hiện nay...
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Hồng Hà (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Tạp chí
Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 9, tr. 37 – 45;
2. Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Thanh Phúc (2012), “Giải pháp nào
cho các DN khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh
tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng,
5, tr 48 – 58;
3. Trần Trung Kiên (2015), “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV từ
góc nhìn người làm ngân hàng”, Hội thảo Nâng cao khả năng tiếp cận vốn
của các DNNVV trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN
2015, Hà Nội;
4. Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sỹ Học viện
Ngân hàng, Hà Nội;
5. Nguyễn Thị Minh Phượng, Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), “Đánh giá khả
năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Nghệ An”, Tạp chí Khoa học và Phát
triển, 9 (3), tr. 503 – 511, Đại học Nông nghiệp Hà Nội;
6. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản lý kinh tế Trung ương (2013), Báo cáo Khảo
sát thường niên về DNNVV năm 2013, Hà Nội;
7. Viện Phát triển DN, VCCI, Báo cáo động thái DN Việt Nam 2014, 2015.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa: Mối quan hệ giữa DN và ngân
hàng; Tính thanh khoản của DN; Tài sản đảm
bảo, lãi suất; Quy mô DN, thủ tục cho vay;
Trình độ của chủ DN; Năng lực của DN, tài sản
của DN; Thời hạn cho vay; Kinh tế vĩ mô.
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...109
Powered by FlippingBook