TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 103

102
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Các hoạt động chuỗi giá trị toàn cầu có thể do
một doanh nghiệp (DN) tự thực hiện hoặc được
phân chia cho nhiều DN trong phạm vi một hoặc
nhiều khu vực địa lý. Sáng kiến “chuỗi giá trị toàn
cầu” đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết
về chuỗi giá trị, trong đó các hoạt động do nhiều
DN tiến hành trên một khu vực địa lý rộng lớn.
Về cơ bản, chuỗi giá trị toàn cầu được hiểu là
hoạt động liên kết giữa các DN ở các quốc gia khác
nhau để đưa sản phẩm ra thị trường, từ ý niệm đến
sản phẩm cuối cùng, qua các khâu sản xuất từ thiết
kế, sản xuất, tiếp thị, logistics và phân phối đến tận
tay khách hàng sau cùng.
Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hiếm
có DN nào có thể thống lĩnh toàn bộ chuỗi giá trị,
đặc biệt là chuỗi giá trị mở rộng. DN dựa vào thế
mạnh của mình để tham gia vào chuỗi giá trị bằng
cách chuyên môn hóa từng giai đoạn. Vì vậy, chuỗi
giá trị trở thành một công cụ phân tích hữu ích để
đánh giá khả năng cạnh tranh của một DN (Hình 1).
Thực tế cho thấy, việc mở cửa theo cả chiều rộng
và chiều sâu của các nền kinh tế trên thế giới hiện
nay đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt
giữa các DN trên phạm vi quốc tế. Các DN đều tìm
cách tối đa hóa lợi ích qua các công đoạn trong quá
trình sản xuất kinh doanh của mình ở nước ngoài.
Theo đó, quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ được
chia thành từng khâu như: Nghiên cứu, phát triển
sản phẩm, cung ứng đầu vào, sản xuất và phân phối
đến người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi khâu sản xuất
được thực hiện ở những địa điểm khác nhau trên
toàn cầu sao cho mỗi khâu tạo ra được giá trị gia
tăng cao nhất để có thể tối ưu hóa hoạt động của
toàn bộ quá trình sản xuất.
Tổng quan về chuỗi giá trị toàn cầu
Kaplinsky và Morris đưa ra khái niệm về chuỗi
giá trị mở rộng, nhiều nhà nghiên cứu khác đưa ra
khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu. Họ tập trung vào
việc định nghĩa chuỗi giá trị như là mô tả đầy đủ các
hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm từ nhận
thức, ý tưởng, sản xuất tới tay người tiêu dùng và
cuối cùng là tái sử dụng. Chuỗi giá trị này bao gồm
các công việc như thiết kế, sản xuất, marketing, phân
phối và dịch vụ khách hàng.
THAMGIACHUỖIGIÁTRỊTOÀNCẦU:CƠHỘIVÀTHÁCHTHỨC
ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪAVIỆT NAM
ThS. TRẦN KIM THOA *
Quá trình toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ đến phân công lao động quốc tế, biểu hiện ở những
mức độ kết nối trong chuỗi giá trị toàn cầu của các quốc gia, nhất là đối với nhóm nước đang phát
triển. Mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia được hưởng lợi khá nhiều từ
hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng bên cạnh những cơ hội thì hiện nay mới chỉ có 21% doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, số còn lại ít được hưởng lợi từ hiệu ứng
lan tỏa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI qua chuyển giao công nghệ, chuyển
giao kiến thức và nâng cao năng suất.
Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập kinh tế quốc tế, hiệp định thương mại tự do
OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF SMES
IN VIETNAM IN THE GLOBAL VALUE CHAIN
Globalization has been taking place worldwide
and impacting significantly on the international
labour distribution reflected in the levels of linkage
intheglobal value chainof the countries, especially
emerging countries. Although Vietnam has been
believed to have more benefit from international
integration, but in addition to the opportunities,
there is only 21% of SMEs in Vietnam taking
part in the global value chain, the remain benefits
less from the effects of technology and intellectual
transfer and productivity improvement taken by
FDI enterprises.
Keywords: SMEs, global value chain, international
integration, free trade agreement
Ngày nhận bài: 14/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 31/5/2018
Ngày duyệt đăng: 6/6/2018
*Email:
1...,93,94,95,96,97,98,99,100,101,102 104,105,106,107,108,109,110,111,112,113,...125
Powered by FlippingBook