TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 116

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
115
bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.
Trong khi đó, GDP năm 1981 tăng 2,3%, năm 1982
tăng 8,8%, năm 1983 tăng 7,2%, năm 1984 tăng 8,3%,
năm 1985 tăng 5,7%, bình quân 1981-1985 tăng 6,4%/
năm. Thời kỳ 1981-1985, kinh tế Việt Nam đã không
thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết
Đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội
(KT-XH), ổn định đời sống nhân dân. Nghiêm trọng
hơn, chính sách cải cách giá - lương - tiền được đề
ra theo Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (1985) đã
đẩy nền kinh tế vào hỗn loạn. Sang năm 1986, mức
lạm phát lên đến 774,7% làm kiệt quệ nền kinh tế.
Tại Đại hội VI (1986), Đảng ta đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, đặt nền tảng cho giai
đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta.
Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng
là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996), nhận
thức của Đảng về kinh tế thị trường tiếp tục có sự
thay đổi căn bản và sâu sắc:
Một là,
kinh tế thị trường không phải là cái riêng
có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển
chung của nhân loại.
Hai là,
kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan
trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Ba là,
có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường
để xây dựng CNXH ở nước ta. Thực hiện đường lối
đổi mới, kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển
biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, đến
năm 1990, chúng ta đã sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu
trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan
trọng ổn định đời sống nhân dân và thay đổi cán
Nhìn lại kinh tế Việt Nam trước
và sau thời k đổi mới
Trong giai đoạn 1975-1986, nền kinh tế Việt Nam
vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Tuy
nhiên, trong thời bình, cơ chế này không phát huy
được vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát
triển, ngày càng bộc lộ những “khuyết tật” nghiêm
trọng. Cụ thể, từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc
dân tăng rất chậm, thậm chí có năm còn giảm: Năm
1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm
2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ
tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng
dân số (2,24%/năm), làm cho thu nhập quốc dân
MỘT SỐVẤNĐỀ VỀ ĐỔI MỚI MÔHÌNHTĂNGTRƯỞNG,
TÁI CƠ CẤUNỀNKINHTẾ ĐỂ PHÁT TRIỂNBỀNVỮNG
ThS. ĐỖ LÂM HOÀNG TRANG
- Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh *
Tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt,
vừa cơ bản lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn, tiến hành liên tục và đối mặt với nhiều
khó khăn thách thức, thậm chí có thể phải hy sinh tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn để đổi lấy
chất lượng tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, cần phải xem việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh
tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng là một cuộc cải cách lần thứ hai để kinh tế Việt Nam thực sự
chuyển mình.
Từ khóa: Mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu, cải cách, kinh tế, phát triển
RENOVATION OF GROWTH MODEL AND ECONOMIC
RESTRUCTURE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT
Economic restructure and growth model
renovation are urgent mission but long-term
goals that need to be implemented continuously
in different phases and with difficulties, in a
certain phase, it is necessary to trade short-term
growth for a longer goals. Simultaneously, it is
a must to consider economic restructure and
growth model renovation the second economic
reform in Vietnam.
Keywords: Growth model renovation, economic restructure
for sustainable development
Ngày nhận bài: 28/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/6/2018
Ngày duyệt đăng: 13/6/2018
*Email:
1...,106,107,108,109,110,111,112,113,114,115 117,118,119,120,121,122,123,124,125
Powered by FlippingBook