TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 125

124
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế được áp dụng
thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm,
giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Qua rà soát cho thấy, cả nước có khoảng 44 Khu
kinh tế, khoảng hơn 600 Khu công nghiệp, 3 Khu
CNC. Trong đó, số lượng địa bàn kinh tế xã hội đặc
biệt khó khăn chiếm nhiều nhất trong các địa bàn
thuộc diện ưu đãi.
Như vậy, chính sách ưu đãi thuế rất phức tạp do
phạm vi ưu đãi rộng và chưa ổn định, lâu dài do việc
sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của định
hướng phát triển kinh tế, xã hội và thu hút đầu tư
từng thời kỳ. Vì vậy, không phát huy tốt hiệu quả
phân bổ nguồn lực trong đầu tư để đáp ứng yêu cầu
về phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là
thu hút đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách
thuế thu nhập doanh nghiệp
Để tiếp tục phát huy vai trò của chính sách thuế
TNDN trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế
của nền kinh tế Việt Nam, một số nội dung cần tiếp
tục hoàn thiện chính sách thuế TNDN của nước ta
thời gian tới gồm:
Thứ nhất, áp dụng thuế suất thấp hơn thuế suất phổ
thông cho DNNVV:
Như nhiều nước, tại Việt Nam,
DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế - xã hội và chiếm khoảng 98% tổng số DN và
được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương
sống” của nền kinh tế. Để đảm bảo đúng mục đích
tháo gỡ khó khăn cho DNNVV, DN siêu nhỏ, khuyến
khích chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN, phù hợp
với thực tế quản lý, nên quy định DN siêu nhỏ (là
DN có tổng doanh thu năm không quá 03 tỷ đồng)
được áp dụng thuế suất 15%; DNNVV được áp dụng
thuế suất 17%.
Thứ hai, sửa đổi quy định về khoản chi được trừ và
không được trừ nhằm ngăn chặn và hạn chế các hành
vi chuyển giá, tránh thuế:
Với sự phát triển của công
nghệ số, của cơ sở hạ tầng... nên thực tiễn ngày càng
phát sinh nhiều hoạt động kinh doanh mới, vì vậy,
hệ thống chính sách thuế dần bộc lộ một số hạn chế,
nhất là trong bối cảnh hội nhập, các Tập đoàn đa quốc
gia ngày càng có nhiều hình thức tinh vi trong việc
dàn xếp, sắp đặt các giao dịch để lạm dụng chuyển
giá, tránh thuế. Do đó, để đảm bảo tính nhất quán
trong điều hành của Chính phủ, bảo đảmmôi trường
kinh doanh bình đẳng giữa các DN có cơ cấu vốn
khác nhau, phù hợp với nguyên tắc chống xói mòn
cơ sở thuế, đảm bảo lành mạnh hóa tài chính DN và
sự minh bạch của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy
việc tái cơ cấu kinh tế, chống chuyển giá như Ngân
hàng Thế giới khuyến nghị, cần bổ sung vào Luật
thuế TNDN quy định khống chế tỷ lệ chi phí lãi vay
như tại Nghị định số 20/2017/NĐ-CP.
Điều này sẽ tạo ra sự minh bạch, đồng bộ, hiệu
lực và hiệu quả để giải quyết vấn đề trốn, tránh thuế
trong thời gian tới; góp phần khắc phục những hạn
chế trong công tác quản lý DN liên kết hiện nay, tạo
điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thu và cũng phù hợp với
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ ba, về phương pháp thu thuế đơn giản đối với DN
siêu nhỏ:
Theo quy định hiện hành, các DN thuộc diện
nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu
nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định
được doanh thu nhưng không xác định được chi phí,
thu nhập của hoạt động kinh doanh thì thu theo tỷ lệ
ấn định. Do đó, để đạt mục tiêu vừa đơn giản trong
quản lý, vừa hạn chế tối đa vướng mắc phát sinh, nên
đưa quy định nêu trên vào Luật thuế TNDN để đảm
bảo quyền lợi cho DN. Trong đó, cần quy định rõ các
trường hợp nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh
thu không phải quyết toán thuế khi giải thể, phá sản.
Với quy định này, DN siêu nhỏ, tổ chức kinh
tế có thể lựa chọn phương pháp nộp thuế GTGT,
TNDN theo tỷ lệ trên doanh thu để được tính thuế
theo phương pháp đơn giản. Nếu DN xác định được
doanh thu, chi phí và thu nhập hoặc xác định được
doanh thu và thuế GTGT đầu vào, thì có thể lựa chọn
phương pháp nộp thuế GTGT theo khấu trừ và thuế
TNDN theo kê khai hoặc thuế GTGT theo khấu trừ,
thuế TNDN tỷ lệ trên doanh thu.
Thứ tư, sửa đổi ưu đãi thuế theo hướng:
Giảm bớt
sự phức tạp và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong
đó, cần nghiên cứu rà soát để cắt giảm bớt các đối
tượng được ưu đãi thuế, đặc biệt là bỏ ưu đãi đối
với những trường hợp mà thực tế chứng minh
không có tác động tốt. Trước mắt, cần cắt giảm ưu
đãi thuế cho khu công nghiệp, chỉ nên ưu đãi thuế
cho khu CNC.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế trình kèm theo công văn xin
ý kiến các bộ, ban ngành về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số luật về thuế;
2. Nguyễn Văn Phụng (2018), ‘‘Đề xuất sửa đổi các Luật Thuế 2018- Trao đổi từ
góc nhìn chính sách và thực tiễn quản lý thuế”;
3. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Thuế
GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế Tiêu thụ đặc
biệt và Luật Thuế Tài nguyên;
4. OECD (2016), “Tax policy Reforms in the OECD”.
1...,115,116,117,118,119,120,121,122,123,124 125
Powered by FlippingBook