TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 15

14
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
trợ thông qua các công cụ tài chính của bản thân
doanh nghiệp (DN) dự án, đây là yếu tố còn thiếu
tại thị trường Việt Nam.
Do huy động vốn với chi phí cao nên giá thành
công trình cũng sẽ cao. Theo đó, về nguyên tắc nhà
đầu tư sẽ đưa toàn bộ vào phương án tài chính để
tính toán với nhà nước dẫn đến mức giá dịch vụ sẽ
cao hoặc thời gian khai thác kéo dài.
Thứ hai, thiếu một thị trường PPP đúng nghĩa.
Mặc
dù, đã có quy định công bố danh mục, đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư song thực tế chất lượng các
công tác trên không cao, còn nặng tính hình thức;
vì vậy thông tin đầy đủ, minh bạch về dự án, về
nhà đầu tư vẫn là một thách thức cần giải quyết.
Thiếu tính cạnh tranh trong thực hiện các dự án
PPP là một cản trở lớn để có thể nâng cao hiệu quả
chung cho tất cả các bên Nhà nước, nhà đầu tư và
người dân sử dụng.
Thứ ba, sự đồng thuận của người dân.
Tính sẵn
sàng chi trả của người dân chưa cao do vấn đề thu
nhập, do tâm lý bao cấp, do tính độc quyền không
có lựa chọn khác (đường độc đạo), do chưa tham
vấn đầy đủ từ khâu chuẩn bị, do các yếu tố chính
trị, xã hội khác chi phối… đã dẫn đến tình trạng
người dân phản ứng khi dự án đi vào khai thác
làm phát sinh rủi ro rất lớn cho các dự án PPP. Tình
trạng người dân khu vực dự án phản ứng đối với
các dự án BOT cải tạo nâng cấp các quốc lộ thời
gian là một minh chức cụ thể.
Một số đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả đầu tư các dự án PPP
Để một dự án PPP thành công cần các giải pháp
đồng bộ từ khía cạnh quản lý của Nhà nước, tổ
chức thực hiện của nhà đầu tư, phối hợp của các
nhà tài trợ cùng sự đồng thuận của người dân
(người sử dụng). Với những đánh giá cơ bản trên,
để nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án PPP, cần
thực hiện tốt một số nội dung sau:
Lựa chọn đúng dự án
Hiện chính sách về đầu tư PPP của Việt Nam đã
quy định về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương
đầu tư. Theo đó, một dự án được quyết định đầu tư
theo hình thức PPP ngoài việc phù hợp quy hoạch,
lĩnh vực khuyến khích thì nội dung "Đề xuất dự án"
(hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) phải được
lập, thẩm định và phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền.
Tuy nhiên, thực tế việc sàng lọc để lựa chọn dự
án PPP giai đoạn vừa qua chưa được các bộ, địa
phương thực hiện thật sự hiệu quả dẫn đến quá
trình thực hiện phát sinh nhiều hệ lụy tiêu cực
(như 17 dự án ngành Giao thông vận tải đặt trạm
thu phí chưa hợp lý).
Lựa chọn đúng dự án là khởi điểm tạo nền tảng
cho thành công trong giai đoạn thực hiện. Một số
vấn đề cần được chú trọng tại khâu này gồm:
Thứ nhất,
Nhà nước phải là người chịu trách
nhiệm chuẩn bị dự án. Theo đó, Nhà nước cần
dành một khoản kinh phí hợp lý cho lập báo cáo
nghiên cứu khả thi. Số vốn vày phải được ghi rõ
trong kế hoạch đầu tư của các bộ, địa phương.
Thứ hai,
đối với báo cáo nghiên cứu khả thi
HÌNH 1: NHU CẦU VỐN NHÀ ĐẦU TƯ HUY ĐỘNG THEO TỪNG
LĨNH VỰC TRONG ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải
Thông tin
cho các
thông tin
N
Chính ph
Đ u tư
tư nhân
Qu h t ng
Qu
n đ nh đ u tư
S đ m b o
HÌNH 2: ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VẬN HÀNH
MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ TẠI VIỆT NAM
Nguồn: Phạm Quốc Trường (2014)
Để đầu tư các dự án PPP thường có thời gian
dài (10-20 năm) vốn đầu tư ngoài khoản vay
thương mại thông thường thì cần có các khoản
tài trợ thông qua các công cụ tài chính của bản
thân doanh nghiệp dự án, đây là yếu tố còn
thiếu tại thị trường Việt Nam.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...125
Powered by FlippingBook