TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 16

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
15
ngoài các nội dung mang tính kỹ thuật được quy
định như đối với các dự án đầu tư công cần tập
trung chứng minh lợi thế của việc thực hiện dự
án theo hình thức PPP so với các hình thức đầu tư
khác; khả năng có thể thực hiện được theo hình
thức PPP. Nhà nước chỉ quyết định lựa chọn PPP
khi đánh giá, chứng minh được việc thực hiện dự
án theo hình thức PPP sẽ có hiệu quả cao hơn so
với hình thức Nhà nước tự đầu tư.
Thứ ba,
trong quá trình thẩm định phải có các
phản biện độc lập từ các tổ chức, cá nhân ngoài
Nhà nước, tham vấn từ đối tượng ảnh hưởng (sử
dụng) dự án để quyết định đầu tư.
Thứ tư,
công bố công khai rộng rãi quyết định
đầu tư trên cổng Thông tin điện tử của Bộ/UBND và
các phương tiện thông tin công cộng có tính chuyên
ngành nhằm tạo cơ hội tiếp cận cho các nhà đầu tư
quan tâm tìm hiểu; đồng thời đưa thông tin dự án
đến công chúng tạo sự đồng thuận ngay từ đầu.
Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư
Tuy quy định của pháp luật về đấu thầu cho
phép trường hợp chỉ định nhà đầu tư với điều kiện
chặt chẽ và cụ thể, song thực tế, mặc dù số lượng
dự án PPP không phải là ít nhưng hầu hết là chỉ
định thầu chủ yếu với lý do cấp bách, chỉ có một
nhà đầu tư có năng lực nhất. Đây có thể coi là một
đặc thù không tích cực của nước ta làm giảm tính
minh bạch, hiệu quả của đầu tư PPP.
Để nâng cao hiệu quả quản lý cần đấu thầu thay
cho việc chỉ định thầu như thời gian qua cần thực
hiện một số yêu cầu. Cụ thể:
Thứ nhất,
xem xét chặt chẽ trường hợp được các
Bộ, địa phương đề nghị chỉ định nhà đầu tư.
Thứ hai,
Nhà nước ban hành các hồ sơ mời thầu
mẫu với nội dung chi tiết cho từng ngàng, lĩnh vực
để các bộ/địa phương áp dụng.
Thứ ba,
công khai minh bạch thông tin dự án.
Thứ tư,
tăng cường giám sát của các cơ quan
kiểm tra, giám sát các cấp.
Thứ năm,
nghiên cứu áp dụng đấu thầu qua
mạng.
Tại Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 của
Chính phủ về Dự án xây dựng một số tuyến đường
bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai
đoạn 2017-2020 quy định, việc lựa chọn nhà đầu tư
phải qua đấu thầu; trường hợp chỉ có một nhà đầu
tư trúng sơ tuyển sẽ báo cáo Chính phủ xem xét,
quyết định. Nguyên tắc này cần được tiếp tục cụ
thể hóa đối với toàn bộ các dự án PPP không riêng
cho tuyến cao tốc Bắc - Nam.
Quản lý chi phí đầu tư các dự án PPP
theo nguyên tắc đầu ra
Hiện nay, do các dự án PPP chủ yếu là chỉ định
nhà đầu tư nên cơ chế quản lý chi phí tương tự
như đối với các dự án đầu tư công, theo đó cơ quan
quản lý Nhà nước có sự kiểm soát khá đối với các
yếu tố đầu vào, nhà đầu tư chỉ có thể thực hiện
trong phạm vi đã được cơ quan Nhà nước thẩm
tra xem xét. Điều này là không cần thiết và hạn
chế tính sáng tạo của khối tư nhân - là một trong
những mục tiêu cần đạt trong đầu tư PPP.
Đối với các dự
án PPP, Nhà nước
cần đặt ra yêu cầu
về tiêu chuẩn, chất
lượng, tiến độ của
công trình/dịch vụ;
các yêu cầu này nêu
rõ trong hồ sơ mời
thầu và việc kiểm
soát chỉ cần tập
trung các nội dung
CHƯƠNG TRÌNH PPP
CHÍNH SÁCH
PHÁP LÝ / QUY ĐỊNH
TÀI CHÍNH
THỂ CHẾ
AL)
HÌNH 3: NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ VẬN HÀNH
MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG - TƯ
Nguồn: Phạm Quốc Trường (2014)
BẢNG 1: NHU CẦU NGUỒN VỐN XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐẾN NĂM 2020 (tỷ đồng)
TT
Lĩnh vực
Tổng mức đầu tư Vốn góp nhà nước
Vốn nhà đầu tư huy động
1
Đường bộ
279113
112687
166426
2
Hàng hải
45494
1811
43683
3
Đường thủy
13990
3000
10990
4
Hàng không
55976
1000
54976
5
Đường sắt
58071
38304
19767
Tổng cộng
452644
156802
295842
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...125
Powered by FlippingBook