TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 22

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
21
phủ nên nghĩa vụ trả nợ không được đưa vào dự
toán chi NSNN, tuy nhiên trong trường hợp đối
tượng sử dụng không trả được nợ thì chính phủ
vẫn phải bảo lãnh thanh toán một cách công khai
hoặc ngầm định. Kết quả khảo sát của Quỹ Tiền tệ
quốc tế (IMF) (2016) trên 80 nước trong giai đoạn
1990-2014 cho thấy, trong số các nguyên nhân gây
rủi ro tài khóa thì các hợp đồng PPP là nguồn gây
rủi ro thấp và ít thường xuyên với chi phí xử lý
bình quân khoảng 1% GDP. Tuy nhiên, trong bối
cảnh Việt Nam hiện đang đẩy mạnh thu hút đầu tư
theo hình thức PPP thì những rủi ro tài khóa phát
sinh từ các dự án này cũng cần được nhận diện để
có giải pháp quản lý phù hợp.
Các dự án PPP và mối liên hệ với rủi ro tài khóa
Theo IMF (2006), PPP được coi là một thỏa
thuận trong đó khu vực tư nhân cung cấp cơ sở
hạ tầng và dịch vụ vốn thuộc trách nhiệm của
khu vực công. PPP được sử dụng trong nhiều dự
án cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nhưng phần lớn
được sử dụng để xây dựng và vận hành đường
sá, cầu, hầm, hệ thống đường sắt, cảng hàng
không, cung cấp điện, nước... Đối với Chính phủ,
đầu tư của khu vực tư nhân sẽ giúp phát triển
cơ sở hạ tầng mà không ảnh hưởng đến việc vay
nợ của Chính phủ và nguồn thu phí sử dụng đối
với cơ sở hạ tầng sẽ là một nguồn thu của Chính
phủ. Hơn nữa, sự tham gia của khu vực tư nhân
có thể sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn nhờ khả
năng quản lý và năng lực đổi mới của khu vực
này, từ đó giúp nâng cao chất lượng và giảm chi
phí vận hành dự án. Đối với khu vực tư nhân,
PPP có thể giúp tạo cơ hội kinh doanh trong các
lĩnh vực mới.
R
ủi ro tài khóa được hiểu là khả năng đạt
được các kết quả tài khóa khác với dự kiến
khi lập ngân sách do những cú sốc của các
biến vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, giá hàng
hóa, lãi suất, tỷ giá… do phát sinh nghĩa vụ nợ dự
phòng (nợ chính phủ bảo lãnh của doanh nghiệp
hoặc chính quyền địa phương, các nghĩa vụ phát
sinh từ các hợp đồng PPP…), do sự thay đổi trong
chính sách thu - chi ngân sách và do ảnh hưởng của
thiên tai... (Cebatari et.al, 2009).
Nghĩa vụ nợ dự phòng là các khoản nợ chưa
phát sinh nhưng có thể xảy ra trong tương lai.
Thông thường, nghĩa vụ nợ dự phòng liên quan
đến các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh. Đối tượng
sử dụng các khoản vay này không phải là Chính
KINHNGHIỆMQUỐC TẾ
VỀ QUẢN LÝ RỦI ROTÀI KHÓA TỪ CÁC DỰÁNPPP
NGUYỄN THỊ LÊ THU
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Bên cạnh việc mang lại nhiều lợi ích như thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ
sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…, mô hình hợp
tác công - tư (PPP) cũng mang lại những rủi ro nhất định đối với ngân sách nhà nước. Để hạn chế
những rủi ro tài khóa phát sinh từ các dự án PPP, các nước đã thực hiện các biện pháp để quản lý rủi
ro từ thể chế đến các vấn đề kỹ thuật trên cơ sở đó có các biện pháp nhằm giảmnhẹ và chia sẻ rủi ro.
Từ khóa: Tài khóa, rủi ro tài khóa, mô hình hợp tác công tư, PPP, dự án, cơ sở hạ tầng
INTERNATIONAL EXPERIENCE ON FISCAL RISK MANAGE-
MENT FOR PPP PROJECTS
In addition to the benefits such as improving
capital attraction for infrastructure
development, relieving state budget burden
and enhancing capital efficiency… the PPP
model also brings about certain fiscal risks,
hence, the countries have to apply measures
to manage and prevent these risks.
Keywords: PPP, fiscal risks, mechanism, budget,
infrastructure
Ngày nhận bài: 17/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 30/5/2018
Ngày duyệt đăng: 6/6/2018
*Email:
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...125
Powered by FlippingBook