TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 24

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
23
bảo lãnh tiền vay, luật pháp Canada yêu cầu:
- Cơ quan bảo lãnh phải chứng minh được dự án
không thể thu hút được nguồn vốn với những điều
khoản hợp lý nếu không có bảo lãnh của Chính phủ.
- Phân tích kinh tế thể hiện được luồng tiền của
dự án đủ để chi trả các khoản nợ có bảo lãnh và các
chi phí khác để có tỷ lệ hoàn vốn hợp lý.
- Người cho vay phải chịu ít nhất 15% lỗ ròng
trong trường hợp dự án không trả được nợ.
- Khi Chính phủ chịu phần lớn rủi ro do giảm giá
thì cũng phải được hưởng lợi ích do tăng giá.
- Phí sử dụng được xác định ở mức có thể chi trả
chi phí ước tính đối với các khoản lỗ trong tương lai
và chi phí hành chính.
- Tất cả các khoản vay và bảo lãnh phải được sự
đồng ý của Bộ Tài chính.
- Quốc hội quy định mức trần đối với các khoản
vay và bảo lãnh mới.
Tại Nam Phi,
Chính phủ thành lập Phòng PPP
thuộc Kho bạc Nhà nước với sự trợ giúp kỹ thuật
từ Anh và các nước khác. Phòng PPP phát hành
sổ tay hướng dẫn quy trình PPP, trong đó đặc biệt
nhấn mạnh đến việc quản lý rủi ro, xác định 24
nhóm rủi ro và hướng dẫn phương thức làm nhẹ
từng loại rủi ro và chỉ rõ ai nên chịu rủi ro đó. Tất
cả các dự án PPP đều phải có báo cáo đánh giá
dự án và Kho bạc Nhà nước phải thông qua hợp
đồng PPP, kế hoạch quản lý và tài liệu đấu thầu
trước khi tiến hành các thủ tục khác. Phòng PPP
công bố thông tin chi tiết về các dự án đã ký kết,
bao gồm cả các cơ quan Chính phủ bảo lãnh cho
dự án và đối tác tư nhân, loại dự án, nguồn vốn,
giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích của dự án đối
với Chính phủ.
Một số gợi ý cho Việt Nam
Kinh nghiệm của các nước về quản lý rủi ro đối
với các dự án PPP nhìn chung rất đa dạng, phụ thuộc
vào đặc điểm thể chế, trình độ phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi nước. Tuy nhiên, các nước đều quản lý
rủi ro tài khóa từ các dự án PPP theo một khung
phân tích chung về quản lý rủi ro tài khóa được áp
dụng phổ biến ở các nước trên thế giới: Bước 1- Xác
định rủi ro; Bước 2 - Đo lường rủi ro; Bước 3 - Phân
bổ rủi ro; Bước 4 - Giảm nhẹ rủi ro.
Qua nghiên cứu cụ thể kinh nghiệm của một
số nước có thể rút ra một số điểm chung có thể áp
dụng để quản lý rủi ro tài khóa đối với các dự án
PPP tại Việt Nam:
Thứ nhất,
cần có sự kiểm soát ở cấp trung ương đối
với việc xây dựng và thực hiện các dự án PPP, quy
định mức trần về rủi ro tài khóa từ các dự án PPP, bao
gồm cả các khoản chi trả dịch vụ trực tiếp cũng như
các nghĩa vụ nợ dự phòng. Chính phủ Việt Nam có thể
sử dụng các chuyên gia tư vấn để đánh giá, xem xét
các dự án PPP do việc đánh giá, thiết kế và xác định
việc bảo lãnh rất phức tạp. Trong đó, Bộ Tài chính cần
đóng vai trò là “người giữ gôn” cho việc đánh giá rủi
ro và bền vững tài khóa thông qua việc tham gia vào
quá trình xây dựng và đánh giá các dự án PPP, đề
xuất, giám sát và quản lý các khoản bảo lãnh. Bên cạnh
đó, Quốc hội cũng cần quy định mức trần bảo lãnh
của Chính phủ đối với các dự án PPP.
Thứ hai,
phân bổ rủi ro từ các dự án PPP. Việc
phân rủi ro của các dự án PPP cần được thực
hiện trên nguyên tắc rủi ro được phân bổ cho bên
nào có khả năng xử lý tốt nhất rủi ro đó với chi
phí thấp nhất. Theo đó, khu vực tư nhân thường
đảm nhiệm các rủi ro về thiết kế, xây dựng, rủi
ro về bảo trì, rủi ro về cầu dịch vụ… Trong khi
đó, Chính phủ thường đảm nhiệm các rủi ro mà
Chính phủ có khả năng kiểm soát tốt hơn như rủi
ro về pháp lý, rủi ro về chính sách… Ngoài ra,
cũng có thể phân bổ rủi ro cho bên thứ ba thông
qua việc mua bảo hiểm, phát hành trái phiếu trên
thị trường tài chính…
Thứ ba
, thu phí bảo lãnh đối với các dự án PPP.
Việc thu phí bảo lãnh khiến các cơ quan cấp bảo
lãnh phải đưa phí bảo lãnh vào trong chi tiêu
ngân sách của mình, do đó sẽ cân nhắc, thận trọng
hơn trong việc cấp bảo lãnh cho các dự án PPP.
Các cơ quan cấp bảo lãnh cũng có thể phải trả một
phần nhỏ chi phí chi trả nếu sự kiện bảo lãnh xảy
ra, điều này giúp giảm nhẹ chi phí tài khóa của
Chính phủ.
Thứ tư,
lập dự phòng ngân sách cho các rủi ro từ
dự án PPP. Chính phủ cần lập dự phòng ngân sách
hàng năm cho các rủi ro có thể xảy ra nhằm đảm bảo
rằng Quốc hội được thông tin đầy đủ về các khoản
chi đó, rằng các khoản chi này không làm tăng thâm
hụt ngân sách và được phê duyệt trước.
Tài liệu tham khảo:
1. David Hall (2015), “Why Public-Private Partnerships don’t work: The many
advantages of the public alternative”;
2. European PPP Expertise Centre (2011), “Stae Guarantees in PPPs: A Guide to
Better Evaluation, Design, Implementation and Management”;
3. IMF (2016), “Analyzing and managing fiscal risks – Best practices”;
4. IMF (2006), “Public-Private Partnership, Government Guarantees, and
Fiscal Risks”;
5. KDI(2013),“Public-PrivatePartnerships:LessonsfromKoreaonInstitutional
Arrangements and Performance”;
6. Ludovic Delplanque (2018), “International experience on risk-sharing
framework for PPP projects”.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...125
Powered by FlippingBook