TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 31

30
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
Thứ ba,
phân bổ rủi ro giữa các bên hợp lý. Những
rủi ro của dự án phải được phân chia một cách hợp
lý cho cả bên nhà đầu tư và phía Nhà nước theo khả
năng kiểm soát và xử lý của mỗi bên nhằm đạt hiệu
quả đầu tư. Những rủi ro liên quan đến nội tại dự án
trong quá trình thiết kế, thi công giao cho NĐT kiểm
soát; trong khi các rủi ro liên quan đến sự thay đổi
pháp lý, chính trị giao cho nhà nước quản lý và chịu
trách nhiệm xử lý.
Thứ tư,
nâng cao năng lực quản lý, giám sát đối với
các dự án PPP. Việc quản lý và giám sát hiệu quả sẽ
đảm bảo hơn việc các bên tham gia dự án thực hiện
đúng cam kết và sớm phát hiện những rủi ro tiềm ẩn.
Thứ năm,
phát triển thị trường tài chính và các
công cụ phòng ngừa rủi ro thị trường. Rủi ro về tài
chính luôn hiện diện trong bất kỳ giai đoạn nào của
một dự án PPP. Việc phát triển thị trường tài chính
với nhiều hơn các công cụ phòng ngừa rủi ro như các
hợp đồng phái sinh về tỷ giá và lãi suất, cũng như
tạo thuận lợi trong việc huy động vốn trong và ngoài
nước, sẽ tang cường khả năng phòng vệ cũng như
nguồn lực cho các dự án PPP.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về đầu
tư theo hình thức PPP;
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Khảo sát VGF cho các dự án PPP tại Việt Nam,
truy cập
;
3. ThS. Phạm D. P. T., (2013), Kinh nghiệm triển khai mô hình đầu tư công –tư
(PPP) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, truy cập
;
4. Thượng Tùng, Thận trọng với PPP, truy cập
/
cuu-hoc-vien/tin-tuc-hoc-vien-va-cuu-hoc-vien/than-trong-voi-ppp/;
5. Jethwa B., Bhavsar A.N , Shakil. S,. Malek (2017), Critical Review on Risk
Management in PPP Based Infrastructure Projects. Available at
.
ijedr.org/papers/IJEDR1701055.pdf;
6. Carbonara Net al (2015), Risk Management in PPP projects: an empirical
study on the motorway sector. Avalible at
/
confpapers/051/051-1250.pdf;
7. A. Samer Ezeldin and Yosr Badran (2013), “Risk Decision Support System
for Public Private Partnership projects in Egypt”, International Journal
of Engineering and Innovative Technology (IJEIT), ISSN: 2277-3754, ISO
9001:2008 Volume 3, Issue 2, August 2013,479-48.;
Vol%203/Issue%202/IJEIT1412201308_90.pdf.
Một dự án PPP khác ở Mexico đã quy định rõ cơ
chế chia sẻ rủi ro thông qua việc Ngân hàng Công
trình quốc gia và Dịch vụ công (BANOBRAS) cung
cấp tài trợ dài hạn bằng đồng Peso của Mexico và
Quỹ Hạ tầng quốc gia (FONADIN) cung cấp bảo
lãnh cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó,
một số quốc gia khác lại áp dụng cơ chế là thiết lập
biểu phí bằng đồng ngoại tệ mạnh như USD.
Một số đề xuất với Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc
gia, có thể thấy mô hình PPP là hình thức đầu tư
hiệu quả, có nhiều điểm phù hợp, tương đồng để áp
dụng tại Việt Nam nhằm giảm áp lực cho ngân sách
nhà nước và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn ODA,
nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện chất lượng dịch
vụ, đồng thời giảm các tiêu cực trong hoạt động đầu
tư xây dựng cơ bản. Mô hình PPP phát triển ở Việt
Nam trong thời gian qua chủ yếu theo hình thức hợp
đồng BOT. Đa số dự án do nhà đầu tư đề xuất, hạn
chế về cạnh tranh trong lựa chọn NĐT; thiếu “bóng
dáng” của nhà tài trợ vốn trong đàm phán và thiếu
các công cụ tài chính huy động nguồn của DN. Trong
thời gian tới, nhằm tận dụng được các thế mạnh của
dự án PPP, đồng thời quản lý hiệu quả rủi ro có thể
xảy ra, một số gợi ý chính sách cần xem xét như sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện khuôn khổ pháp lý mô hình
PPP nói chung. Một khuôn khổ pháp lý được quy
định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch giúp NĐT an tâm và
có cơ sở để đặt niềm tin và việc thực hiện dự án, tránh
những rủi ro khách quan do luật định thay đổi. Bên
cạnh đó, luật cũng cần có sự tương quan với luật pháp
quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia vào quá trình hợp tác này.
Thứ hai,
xác định mục tiêu cẩn trọng và đánh giá
tính khả thi của dự án kỹ càng trước khi kêu gọi đầu
tư. Nhà nước cần thẩm định tính khả thi của dự án
trước khi kêu gọi NĐT tư nhân tham gia triển khai dự
án. Quá trình thẩm định dự án, bao gồm phân tích lợi
ích - chi phí cẩn trọng giúp xác định được mức độ hấp
dẫn dự án đối với NĐT tư nhân, kiểm soát được quá
trình thực hiện của dự án, đo lường được tác động của
dự án đến người dân, từ đó có thể loại trừ những rủi
ro không mong muốn trong quá trình thực hiện.
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...125
Powered by FlippingBook