TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 41

40
nhập sẽ khó tạo được nguồn kinh phí dự phòng để
chi bổ sung thu nhập cho người lao động năm sau
trong trường hợp nguồn thu bị giảm.
Thực tế trên đặt ra yêu cầu các cơ quan liên quan
cần xem xét, chỉnh sửa, bổ sung một số quy định
tại Điều 18, 19 và 20 mục 2, chương II Thông tư số
72/2017/TT-BTC nhằm thống nhất trong tổ chức
thực hiện cũng như phù hợp với quy định tại Điều
13 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
của Chính phủ.
Về việc mở và sử dụng tài khoản
Khoản 1, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 72/2017/
TT-BTC và Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày
27/7/2017 của Bộ Tài chính quy định, các chủ đầu
tư, Ban QLDA phải mở một tài khoản giao dịch
tại KBNN (TK 3731) để phản ánh các khoản thu,
chi từ hoạt động QLDA của tất cả các dự án được
giao quản lý. Riêng đối với ban QLDA khu vực,
ban QLDA chuyên ngành có hoạt động dịch vụ
được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng hoặc
KBNN để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt
động dịch vụ. Trường hợp các Ban QLDA thuộc
nhóm II mở tài khoản tiền gửi tại KBNN (các đơn
vị này đều thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP), do đó
cần mở các tài khoản để theo dõi nguồn thu từ
hoạt động QLDA đúng với quy định tại Điều 2
Thông tư số 77/2017/TT-BTC.
Thực tế, ngoài tài khoản 3731, các ban QLDA
còn được mở thêm tài khoản tiền gửi 3712 (để phản
ánh việc thu và sử dụng nguồn kinh phí có nguồn
gốc từ phí để lại đơn vị) và tài khoản 3714 (để phản
ánh việc thu và sử dụng nguồn kinh phí có nguồn
gốc từ thu sự nghiệp khác được để lại đơn vị). Tuy
nhiên, về kiểm soát thanh toán chi phí QLDA đối
với trường hợp “Chủ đầu tư, ban QLDA chỉ quản
lý một dự án trong trường hợp không mở tài khoản
tiền gửi tại KBNN… việc tạm ứng, thanh toán chi
phí QLDA được thực hiện trực tiếp từ tài khoản
thanh toán”, quy định tại khoản 2, Điều 8, Chương
III, Quyết định số 5657/QĐ-KBNN chưa phù hợp,
thống nhất với quy định tại Thông tư số 72/2017/
TT-BTC. Đối với chủ đầu tư, Ban QLDA chuyên
ngành, khu vực, ban QLDA quản lý từ 2 dự án trở
lên thì được mở 01 hoặc 02 tài khoản tiền gửi. Điều
này gây khó khăn cho các KBNN, nhất là KBNN địa
phương trong việc kiểm soát chi các tài khoản tiền
gửi của ban QLDA.
Do vậy, cần bổ sung, sửa đổi quy định mở tài
khoản theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN cho
thống nhất với Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ
tháo gỡ, như:
- Tại Điều 19 Thông tư số 72/2017/TT-BTC quy
định việc sử dụng kết quả hoạt động tài chính
trong năm không có nội dung chi “Thu nhập tăng
thêm”, trong khi đó, tại khoản 2 Điều 18 Thông tư
số 72/2017/TT-BTC lại quy định thu nhập tăng thêm
cho người lao động. Như vậy có thể hiểu, việc sử
dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, trước
hết ban QLDA xem xét chi thu nhập tăng thêm
không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ
và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ, công
chức, viên chức do Nhà nước quy định, đảm bảo
tính kịp thời, góp phần động viên người lao động,
sau đó số kinh phí còn lại mới trích lập các Quỹ theo
thứ tự ưu tiên. Bởi vì, tại khoản 2, Điều 20 Thông
tư số 72/2017/TT-BTC quy định việc chi từ Quỹ bổ
sung thu nhập không có nội dung chi thu nhập tăng
thêm mà chỉ quy định chi bổ sung thu nhập trong
năm cho các trường hợp; Tạm ứng cho các khoản
chi thường xuyên, khi đầu năm chưa có kế hoạch
vốn được giao, chưa có nguồn thu hoặc chưa duyệt
dự toán; khi có kế hoạch vốn được giao, dự toán
được duyệt hoặc có nguồn thu thì thực hiện hoàn
trả về Quỹ bổ sung thu nhập; Chi bổ sung thu nhập
cho người lao động trong năm và dự phòng chi bổ
sung thu nhập cho người lao động năm sau trong
trường hợp nguồn thu nhập bị giảm.
- Trong trường hợp không chi thu nhập tăng
thêm mà thực hiện trích lập Quỹ bổ sung thu nhập
tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc,
chức vụ và các khoản phụ cấp lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức do Nhà nước quy định, sau
đó chi bổ sung thu nhập trong năm (thay cho nội
dung chi thu nhập tăng thêm) cho người lao động
thì thực hiện theo mức nào? Lúc này, nếu chi theo
trình tự quy định tại Điều 19 Thông tư số 72/2017/
TT-BTC thì sau khi trích lập tối thiểu 25% để lập
Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp mới trích lập
Quỹ bổ sung thu nhập, nếu còn nguồn thì tiếp tục
trích lập các quỹ khác theo quy định.
Như vậy, việc chi bổ sung thu nhập trong năm
của cán bộ, công chức, viên chức sẽ không kịp thời
và khó đạt ở mức thu nhập không quá 3 lần quỹ tiền
lương ngạch, bậc, chức vụ và phụ cấp… để động
viên người lao động. Đồng thời, Quỹ bổ sung thu
CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
Nội dung quy định giữa một số điều của Thông
tư số 72/2017/TT-BTC chưa rõ ràng, chưa thống
nhất ở cấp triển khai thực hiện trong việc lập,
phê duyệt dự toán thu, chi quản lý dự án, gây
khó khăn cho trong áp dụng triển khai.
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...125
Powered by FlippingBook