TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 43

42
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
quyết số 27-NQ/TW đã xác định trong khu vực hành
chính sự nghiệp thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền
thưởng mới gồm: Mức lương cơ bản (chiếm khoảng
70% tổng quỹ lương); Các khoản phụ cấp (chiếm
khoảng 30% tổng quỹ lương); Tiền thưởng (tối đa
bằng 10% tổng quỹ lương của năm không bao gồm
phụ cấp).
Về bảng lương, Nghị quyết xác định xây dựng,
ban hành hệ thống 5 bảng lương mới bao gồm:
- Bảng lương chức vụ áp dụng với cán bộ, công
chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ
nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến
cấp xã.
- Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ theo ngạch
công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp
dụng chung đối với cán bộ, công chức, viên chức
không giữ chức danh lãnh đạo.
- Bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ công an.
- Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên
viên kỹ thuật công an.
- Bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân
công an (giữ tương quan của lực lượng vũ trang so
với công chức hành chính như hiện nay).
Để thiết kế được hệ thống bảng lương trên, có
một số yếu tố sau phải làm rõ:
Một là,
xác định quan hệ tiền lương tối thiểu –
trung bình – tối đa. Đây là vấn đề mấu chốt trong
thiết kế bảng lương. Qua nhiều lần cải cách tiền
lương, quan hệ tiền lương tối thiểu – trung bình –
tối đa đã được mở rộng và hiện nay là 1 - 2, 34 - 10.
Nghị quyết số 27-NQ/TW chỉ rõ “Mở rộng quan
hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương
cụ thể”. Việc mở rộng quan hệ tiền lương có ý nghĩa
Bốn nội dung quan trọng của cải cách tiền lương
Thiết kế và ban hành mới các bảng lương
Theo mục tiêu Nghị quyết số 27-NQ/TW đề ra,
đến năm 2020, Việt Nam phải hoàn thành chế độ
tiền lương mới với nhiều nội dung cải cách và nỗ
lực phấn đấu để đến năm 2025 lương thấp nhất của
cán bộ công chức, viên chức lớn hơn lương thấp
nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp,
đến năm 2030 bằng hoặc cao hơn lương thấp nhất
của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp. Nghị
NHỮNGVIỆC CẦN LÀM
ĐỂ CẢI CÁCH CHÍNH SÁCHTIỀN LƯƠNG
NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
- Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) *
Chính sách tiền lương ở nước ta đã trải qua 4 lần cải cách (năm 1960, năm 1985, năm 1993 và
năm 2003) nhưng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Ngày 21/5/2018, thay mặt Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 27-NQ/
TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và
người lao động trong doanh nghiệp. Lộ trình cải cách tiền lương lần thứ 5 đã bắt đầu với nhiều
vấn đề đặt ra. Cùng với các bộ, ngành, Bộ Tài chính có vai trò quan trọng trong việc triển khai cải
cách chính sách tiền lương đối với khu vực hành chính sự nghiệp.
Từ khóa: Chính sách tiền lương, hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính
MEASURES TO REFORM THE SALARY POLICY
Salary policy in Vietnam has been reformed
last 4 times (in 1960, 1985, 1993 and 2003)
but still facing limitations. On May 21st
2018, representing the Central Committee
of Communist Party XII, Secretary General
Nguyen Phu Trong signed the Resolution
No-27/NQ/TW on the reform of salary policy
for the staffs, officials, militia and labour
who are working in enterprises. The 5th
reformation plan has been commenced with
different difficulties. Ministry of Finance has
a key role in implementing the reform toward
the non-income and administrative sectors.
Keywords: Salary policy, public administration, Ministry of Finance
Ngày nhận bài: 24/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 7/6/2018
Ngày duyệt đăng: 12/6/2018
*Email:
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...125
Powered by FlippingBook