TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 45

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố đọc
hại nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Căn cứ định hướng trên, để thực hiện đúng cơ
cấu phụ cấp lương bằng 30% tổng quỹ lương như
Nghị quyết số 27-NQ/TW quy định sẽ phải tổng rà
soát sắp xếp lại chế độ phụ cấp lương hiện hành và
đối tượng hưởng, làm rõ điều kiện hưởng đối với
mỗi loại phụ cấp lương, căn cứ xác định phụ cấp;
và đặc biệt là hình thành các mức cụ thể cho từng
phụ cấp.
Xây dựng hệ thống vị trí việc làm
và thực hiện trả lương theo vị trí
Thay đổi lớn nhất của cải cách tiền lương lần này
là chuyển từ chế độ trả lương theo chức nghiệp sang
trả lương theo vị trí việc làm. Mặc dù đã được luật
hóa (tại Luật Cán bộ công chức năm 2008, Luật Viên
chức năm 2010…) và đã được Chính phủ triển khai
thực hiện từ năm 2012 đối với viên chức (Nghị định
số 41/2012/NĐ-CP), từ năm 2013 đối với công chức
(Nghị định số 36/2013/NĐ-CP), song tình trạng xác
định vị trí việc làm tùy thuộc vào biên chế hiện hành
dẫn tới không thể căn cứ vào đó để thực hiện việc
trả lương theo Đề án cải cách, nhất là một trong các
điều kiện đặt ra là phải tinh giản biên chế. Đây là vấn
đề mới và khó đòi hỏi tổ chức triển khai một cách
nghiêm ngặt, hiệu quả gắn với cải cách hành chính.
Theo đó, từng cơ quan đơn vị cần phải giải quyết
một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
thống kê đầy đủ công việc thường xuyên
của từng cán bộ, công chức, viên chức mà công việc
đó phải là công việc ổn định, lâu dài, thường xuyên
lặp đi lặp lại phù hợp với chức năng nhiệm vụ được
giao; xây dựng được thời gian hoàn thành và sản
phẩm đầu ra.
Thứ hai,
mô tả được công việc, các bước tiến hành,
tiêu chuẩn cần thiết mà vị trí việc làm đòi hỏi; khắc
phục tình trạng dựa vào tiêu chuẩn hiện tại mà
không dựa vào yêu cầu của vị trí việc làm.
Thứ ba,
xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng
khung năng lực cho từng vị trí việc làm để làm cơ sở
cho việc đánh giá, xếp loại và trả lương cho cán bộ,
công chức, viên chức.
Thứ tư,
tính toán xác định biên chế dành cho mỗi
vị trí việc làm tại đơn vị sao cho sát với thực tế yêu
cầu công việc, có tính đến yếu tố tăng năng suất và
tác động tích cực mà cải cách hành chính mang lại.
Thứ năm,
bố trí sử dụng cán bộ, công chức, viên
chức vào vị trí việc làm đúng với năng lực sở trường,
trình độ đào tạo, không để xảy ra tình trạng “ngồi
nhầm” vị trí việc làm.
Xây dựng cơ chế mới về trả lương,
quản lý tiền lương, tiền thưởng
Trong cơ chế mới, cán bộ, công chức, viên chức
được trả lương theo vị trí việc làm, được thưởng
hằng năm tùy theo đánh giá kết quả làm việc; cơ
quan đơn vị thực hiện xếp lương cho cán bộ, công
chức, viên chức theo vị trí làm việc và có quyền tự
chủ trong việc sử dụng quỹ tiền lương, quỹ tiền
thưởng. Tùy theo loại hình hoạt động, nguồn đảm
bảo tiền lương từ NSNN (nếu là cơ quan hành chính)
hoặc từ một phần hoặc toàn bộ từ nguồn thu của
mình (nếu là đơn vị sự nghiệp).
Tùy theo địa phương, được chi trả thu nhập bình
quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức
thuộc phạm vi quản lý không quá 0,8 lần, nếu cam
kết tự bảo đảm cân đối ngân sách và bảo đảm đủ
nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương, các
chính sách an sinh xã hội cho cả thời kỳ ổn định
ngân sách theo quy định.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được
chủ động sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí thường
xuyên để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài
năng đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ… xây dựng
quy chế sử dụng quỹ tiền thưởng để thưởng định
kỳ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi
quản lý gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ
hoàn thành công việc của từng người.
Theo đó, sẽ phải xây dựng, sửa đổi, ban hành mới
nhiều văn bản pháp luật liên quan và tổ chức thực
hiện nghiêm ngặt các quy định này để cải cách tiền
lương thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.
Hình thành cơ chế tạo nguồn lực mới
cho cải cách tiền lương
Quan trọng hơn cả là việc triển khai thực hiện các
biện pháp đảm bảo nguồn để chi trả tiền lương theo
mức lương mới ước tính tăng khoảng 3-4 lần mức
hiện hành vào năm 2021 và các điều chỉnh tiếp sau.
Nghị quyết số 27-NQ/TW đã chỉ ra các giải pháp tài
chính ngân sách cụ thể và xác định “coi đây là nhiệm
vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách
tiền lương”. Trên cơ sở đó “hằng năm, dành khoảng
50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của
ngân sách địa phương (NSĐP), khoảng 40% tăng thu
ngân sách trung ương (NSTW) cho cải cách chính
sách tiền lương”. Bên cạnh đó, tại các cơ quan đơn
vị, vẫn tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi
thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực
hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được
cấp có thẩm quyền giao.
Theo đó, phải triển khai quyết liệt một loạt các
giải pháp tài chính ngân sách mà trước hết là cơ cấu
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...125
Powered by FlippingBook