TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 5

4
QUẢN LÝ RỦI RO TÀI KHÓA ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN HỢP TÁC CÔNG - TƯ
về kinh tế vĩ mô đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như
tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá;
(ii) Ảnh hưởng của nghĩa vụ nợ dự phòng, ví dụ,
nợ doanh nghiệp được chính phủ bảo lãnh hoặc nợ
chính quyền địa phương; (iii) Ảnh hưởng từ hoạt
động của đến khu vực tài chính – ngân hàng, doanh
nghiệp nhà nước (DNNN), các dự án đối tác công tư
(PPP), các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
(iv) Tác động của thiên tai, biến đối khí hậu... Cả lý
luận và thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới cho
thấy việc quản lý hiệu quả các rủi ro tài khóa có ý
nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu đảm bảo bền
vững tài khóa trong trung và dài hạn.
Nghiên cứu của Bova và các cộng sự thực hiện
năm (2016) cho thấy, mức độ ảnh hưởng của rủi ro
tài khóa là rất lớn và tùy thuộc vào nhân tố gây ra
rủi ro tài khóa. Trong đó, các cú sốc vĩ mô có tác
động đến các chỉ số tài khóa với chu kỳ 12 năm/lần
và chi phí trung bình tương đương khoảng 9% GDP.
Nghĩa vụ nợ dự phòng và hoạt động của khu vực
tài chính, DNNN cũng là nguồn gây rủi ro tài khóa
cho nhiều quốc gia, thậm chí có mức độ lớn hơn các
cú sốc vĩ mô. Các rủi ro tài khóa ở cấp địa phương,
ví dụ, vay nợ của chính quyền địa phương, ở nhiều
quốc gia cũng là khá lớn. Chi phí để giải cứu các địa
phương gặp khó khăn về tài chính trong giai đoạn
1990-2014 trung bình khoảng 4% GDP. Ảnh hưởng
của thiên tai cũng là nguồn gốc gây ra rủi ro tài khóa
ở nhiều quốc gia với tần suất xuất hiện khá cao và
chi phí trung bình khoảng 1,6% GDP.
Quản lý rủi ro tài khóa gần đây nhận được sự
quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Thực
tiễn ở nhiều nước cho thấy, ảnh hưởng rủi ro tài
khóa có thể đe dọa đến tính ổn định và bền vững
Tổng quan chung về rủi ro tài khóa
Rủi ro tài khóa có thể tiếp cận và định nghĩa theo
các cách khác nhau. Định nghĩa một cách chung
nhất, rủi ro tài khóa là việc đạt được các kết quả tài
khóa không như kỳ vọng. Hay nói cách khác, đó là
sự “khác biệt” về kết quả tài khóa so với các dự báo
được đưa ra khi lập dự toán ngân sách hàng năm
hay khi xây dựng báo cáo ngân sách trung hạn. Rủi
ro tài khóa có thể được phân chia thành rủi ro trực
tiếp và rủi ro dự phòng. Nguyên nhân gây ra rủi
ro tài khóa rất đa dạng, trong đó, những nguyên
nhân chủ yếu bao gồm: (i) Tác động của các cú sốc
QUẢN LÝ RỦI ROTÀI KHÓA ỞVIỆT NAM:
NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
TRƯƠNG BÁ TUẤN
- Viện Chiến lược và Chính sách tài chính *
Nhận diện và quản lý hiệu quả các rủi ro tài khóa có ý nghĩa quan trọng đối với yêu cầu đảm bảo
tính bền vững của nền tài chính công. Nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các hoạt động liên
quan đến quản lỷ rủi ro tài khóa. Những năm gần đây, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều loại
hình rủi ro tài khóa khác nhau. Nhiều biện pháp đã được triển khai để quản lý các rủi ro này, song
để đảm bảo hiệu quả, sự chủ động trong xử lý, Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng và triển khai áp
dụng một chiến lược quản lý rủi ro tài khóa tổng thể.
Từ khóa: Tài khóa, tài chính, rủi ro tài khóa, ngân sách, nợ công
FISCAL RISK MANAGEMENT IN VIETNAM: THE ISSUES
Recognition and management of fiscal risks
are important to ensure the sustainability of
the public finance. Many countries have built
and implemented the activities in relation
to fiscal risk management. In recent years,
Vietnam has been facing different fiscal
risks and has applied different measures to
manage these risks, however, to ensure the
effectiveness of these activities, Vietnam
has to study and apply an overall fiscal risk
management strategy.
Keywords: Fiscal, financial, fiscal risks, state budget, public debt
Ngày nhận bài: 23/5/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 8/6/2018
Ngày duyệt đăng: 12/6/2018
*Email:
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...125
Powered by FlippingBook