TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 58

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
57
Cơ cấu chi NSNN được điều chỉnh phù hợp:
Trong
bối cảnh NSNN khó khăn và nguồn thu không bền
vững, để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế
- xã hội, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn lực công
sao cho hiệu quả, tiết kiệm, kịp thời là thách thức lớn
phải vượt qua. Năm 2017, chi NSNN đạt hơn 1.413
nghìn tỷ đồng, bằng 101,7% dự toán, tăng 9,3% so với
thực hiện năm 2016. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển
trong tổng chi NSNN ở mức 27,5% trong năm 2017,
cao hơn mức mục tiêu 25 - 26% trong giai đoạn 2016
- 2020, đồng thời tỷ trọng chi thường xuyên cũng ở
mức 64,6%, sát với mức mục tiêu 64% trong giai đoạn
2016 - 2020 (thấp hơn 2 - 3% so với bình quân giai đoạn
2011 - 2015).
Xu hướng phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa
phương nhằm tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách:
Tỷ trọng chi ngân sách địa phương (NSĐP) đã tăng
từ 44,7% (năm 2006) lên 55,3% (năm 2015). Trong khi
đó, tỷ trọng chi ngân sách trung ương (NSTW) trong
tổng chi NSNN giảm từ 55,3% (năm 2006) xuống 44,7%
(năm 2015). Tuy nhiên, sự bao cấp của NSTW đối với
NSĐP vẫn còn ở mức độ nhất định nên chưa phát huy
được tính chủ động của địa phương. Bổ sung cân đối từ
NSTW cho NSĐP bình quân hàng năm chiếm khoảng
14% tổng chi NSTW trong giai đoạn 2006 - 2015.
Chi tiêu công theo ngành và lĩnh vực đã có nhiều bước
chuyển biến tích cực, chú trọng công tác chi cho con người,
đảm bảo an sinh xã hội:
(i) Chi NSNN cho giáo dục đào tạo gia tăng hàng
năm. Quy mô chi thường xuyên cho lĩnh vực giáo
dục đào tạo đã tăng từ 37.332 tỷ đồng (năm 2006)
lên 178.689 tỷ đồng (năm 2014), tăng 4,5 lần. Tổng
chi NSNN cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo chiếm tỷ
trọng 20% tổng chi NSNN trong giai đoạn từ năm
2007 đến nay.
(ii) Tổng chi NSNN cho y tế ở Việt Nam đã tăng
đáng kể, từ khoảng 11 nghìn tỷ đồng trong năm 2006
lên trên 60 nghìn tỷ đồng trong năm 2014, bình quân
chiếm khoảng 6,8% tổng chi ngân sách và đạt tốc độ
tăng bình quân hằng năm 27%/năm, cao hơn tốc độ
tăng bình quân của tổng chi NSNN thường xuyên
(24%/năm) trong cùng giai đoạn. Đầu tư cho y tế ở
Việt Nam từ nguồn NSNN vẫn giữ vai trò chủ đạo
trong tổng nguồn lực xã hội cho lĩnh vực này...
(iii) Chính sách an sinh xã hội vẫn được triển khai
thực hiện đầy đủ, kịp thời. Chi đảm bảo an sinh xã
hội đã tăng từ 22.157 tỷ đồng (năm 2006) lên 105.295
tỷ đồng (năm 2015), đạt tỷ lệ bình quân là 15,2%/năm
so với tổng chi thường xuyên từ ngân sách trong giai
đoạn 2006 - 2015.
Chi đầu tư công có xu hướng giảm, đảm bảo theo mục
tiêu của Chính phủ:
Tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm
dần phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và
Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực
ngoài nhà nước. Năm 2017, tỷ trọng trong tổng đầu tư
toàn xã hội của khu vực nhà nước, khu vực ngoài nhà
nước và khu vực FDI lần lượt là 35,7%, 40,5% và 23,8%.
Đầu tư của khu vực nhà nước so với GDP giai
đoạn 2011 - 2017 duy trì ổn định (khoảng 12%), nhưng
tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi. Tỷ
trọng đầu tư từ NSNN giảm dần, từ 54,1% trong năm
2006 xuống còn 48,2% trong năm 2016. Trong khi đó,
tỷ trọng vốn vay tăng lên, từ 14,5% trong năm 2006
lên 35,5% trong năm 2016 và vốn của các DNNN và
các nguồn vốn khác cũng có xu hướng giảm từ 31,4%
trong năm 2006 xuống 16,3% trong năm 2016. Bên
cạnh đó, hiệu quả đầu tư công cũng từng bước được
cải thiện. Hệ số ICOR khu vực nhà nước giảm dần từ
mức bình quân 9,2 giai đoạn 2006 - 2010 xuống 8,94
giai đoạn 2011 - 2014, tuy nhiên vẫn cao hơn nhiều so
với ICOR nền kinh tế (tương ứng hai giai đoạn là 6,96
và 6,92).
Một số thách thức đặt ra
đối với thu, chi ngân sách nhà nước
Cơ cấu thu NSNN còn dựa nhiều vào các khoản
HÌNH 2: CƠ CẤU THU NSNN GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 (%)
Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Tài chính
HÌNH 3. QUY MÔ THU, CHI NSNN, BỘI CHI NSNN
VÀ BỘI CHI NSNN/GDP (Tỷ đồng)
Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Tài chính
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...125
Powered by FlippingBook