TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 59

58
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thu không tái tạo (thu từ vốn), như thu từ giao quyền
sử dụng đất, thu từ tài nguyên, thu từ thoái vốn nhà
nước tại các doanh nghiệp. Quy mô thu từ các sắc
thuế khác như thuế đối với bất động sản (thuế nhà,
đất) còn rất khiêm tốn, dư địa được dự báo là tương
đối lớn nếu có các chính sách phù hợp (như kinh
nghiệm các nước đã chỉ ra). Việc áp dụng ưu đãi thuế
còn dàn trải trong khi hiệu quả của các chính sách ưu
đãi này chưa được đánh giá, phân tích một cách đầy
đủ, toàn diện. Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng thuế,
trốn thuế vẫn diễn ra phức tạp, ảnh hưởng không
nhỏ đến tính bền vững của nguồn thu thuế. Hiện
tượng chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài diễn ra phức tạp và
ngày càng tinh vi...
Nhu cầu chi ngân sách rất lớn trong khi nguồn lực
ngân sách có hạn; công tác tích lũy ngân sách cho đầu
tư phát triển trong các năm tới còn nhiều thách thức
do cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý trong thời gian
dài. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn
lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, cơ cấu
chi NSNN còn chưa bền vững, chưa thực sự hiệu quả
và chưa tạo được sự chuyển biến mạnh về chất lượng
cung cấp dịch vụ.
Cơ cấu thu – chi ngân sách nhà nước bền vững
trong thời gian tới
Để tiếp tục củng cố nguồn thu NSNN, xây dựng
một cơ cấu thu - chi NSNN bền vững, thời gian tới,
chúng tôi cho rằng cần tập trung vào các giải pháp
chủ đạo sau:
Một là,
hệ thống chính sách thuế phải tiếp tục được
cải cách đồng bộ, đảm bảo tính cạnh tranh, hỗ trợ tăng
trưởng với mức thuế suất hợp lý, cơ sở tính thuế rộng,
phù hợp với xu hướng cải cách thuế trong khu vực và
trên thế giới; đảm bảo tính minh bạch, công khai và
trung lập của hệ thống thuế.
Hai là,
cơ cấu thu NSNN được điều chỉnh hợp lý
hơn, nghiên cứu chính sách phù hợp để động viên vào
ngân sách các nguồn thu tiềm năng như thuế tài sản,
các khoản thu liên quan đến tài nguyên, tài sản nhà
nước để có thêm nguồn lực cho tái cơ cấu nền kinh tế
và thực hiện cơ cấu lại NSNN; có cơ chế để xử lý các
vấn đề liên quan đến xói mòn cơ sở thuế (như tham
gia sáng kiến chống xói mòn cơ sở tinh thuế và chuyển
dịch lợi nhuận - BEPS).
Ba là,
hiệu quả công tác quản lý thuế và năng lực
của cơ quan thuế được tăng cường trong việc xử lý các
vấn đề liên quan đến chuyển giá; hạn chế gian lận về
thuế; xử lý có kết quả vấn đề nợ thuế; đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế trên cơ
sở tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
theo hướng tích hợp và nền tảng quản lý dựa trên rủi
ro. Việc cơ cấu lại chi NSNN được thực hiện theo lộ
trình tổng thể, từng bước giảmdần quymô chi thường
xuyên và phục hồi chi đầu tư phát triển, đảm bảo ngân
sách thường xuyên luôn có thặng dư; kiểm soát chặt
chẽ các rủi ro về nợ công và các nghĩa vụ nợ dự phòng;
nâng cao kỷ luật tài khóa.
Bốn là,
trong điều kiện nguồn lực NSNN giới hạn,
quy mô mỗi khoản chi cần được điều chỉnh phù hợp
có ưu tiên trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhiệm
vụ của từng giai đoạn phát triển nhằm tránh việc phân
bổ nguồn lực một cách dàn trải vừa lãng phí, nâng cao
hiệu quả chi NSNN.
Năm là,
chi đầu tư phát triển với chi thường xuyên
và chi trả nợ được thực hiện cơ cấu hợp lý và quản lý
thống nhất; trong đó, đảm bảo cơ cấu ưu tiên hợp lý
cho đầu tư phát triển và đảm bảo được các nhiệm vụ
chi thường xuyên, nhất là chi cải cách tiền lương và
duy tu bảo dưỡng, nâng cao hiệu suất công tác của
khu vực hành chính nhà nước và hiệu quả sử dụng
công trình đầu tư.
Sáu là,
phân phối NSNN được gắn kết với các mục
tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ,
trong khuôn khổ kế hoạch tài chính trung và dài hạn
của quốc gia, cũng như của từng ngành, từng lĩnh vực.
Bảy là,
cơ cấu chi NSNNđược đổi mới, đảmbảo tập
trung cho những mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước nhằm duy trì và phát triển hạ tầng kinh tế -
xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách
tiền lương, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng…
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 07-NQ/TWngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị;
2. Bộ Tài chính, Báo cáo ngân sách các năm;
3. Ngân hàng Thế giới (2017), Đánh giá chi tiêu công của Việt Nam;
4. Lê Thị Mai Liên, Võ Thành Hưng, Đánh giá tác động của việc điều chỉnh lại cơ cấu
chi ngân sách nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ.
HÌNH 4: CƠ CẤU CHI NSNN GIAI ĐOẠN 2000 – 2017 (%)
Nguồn: Tính toán theo số liệu Bộ Tài chính
* Năm 2017, chi trả nợ và viện trợ chỉ bao gồm chi trả nợ lãi và chi viện trợ
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...125
Powered by FlippingBook