TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 81

80
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Đòn bẩy tài chính, X4 - Khả năng thanh toán, X5 -
Công ty kiểm toán; X6 - Hiệu quả sử dụng tài sản;
X7 - Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT;
X8 - Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài.
Kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ CBTT của
các công ty niêm yết tại HOSE lớn nhất là 0.9, giá
trị nhỏ nhất là 0.4 và giá trị trung bình là 0.732 với
độ lệch chuẩn là 0.1069. Như vậy, chỉ số về mức
độ CBTT trên thuyết minh BCTC không cao và sự
chênh lệch khá lớn giữa các DN cho thấy, sự không
đồng đều trong hoạt động CBTT trên thuyết minh
BCTC. Từ đó, có một vài đánh giá về mức độ CBTT
trên thuyết minh BCTC của các công ty niêm yết
tại HOSE như sau: Mức độ CBTT trên thuyết minh
BCTC trung bình là 73,2%; Có DN có mức độ CBTT
40% nhỏ hơn 50% là quá ít thông tin bắt buộc được
thuyết minh. Mức độ chênh lệch giữa DN có mức độ
CBTT trên thuyết minh BCTC cao nhất và thấp nhất
là tương đối lớn (50%) và độ lệch chuẩn của mức độ
CBTT cao 10,69% cho thấy, mức độ CBTT trên bản
thuyết minh BCTC giữa các DN không đồng đều.
Kết quả kiểm định các giả thuyết được thể hiện
tại Bảng 1.
Phân tích hồi quy đa biến
Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị hệ số tương
BẢNG 1: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT
Giả
thuyết
Kết quả
Lý giải
H1
Có mối tương quan thuận
giữa quy mô công ty và mức
độ CBTT của DN
Hệ số Pearson 0,001 < 0,05, có ý nghĩa trong mối liên hệ giữa mức độ CBTT và quy mô
công ty với mức ý nghĩa 5%. Tạm thời kết luận các công ty có quy mô lớn thì mức độ CBTT
càng cao. Tuy nhiên, kết quả này được xem xét và khẳng định sau khi thực hiện hồi quy các
biến. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Cheung và cộng sự (2006), Wallace (1994),
Meek (1995), Zarzeski (1996), Ahmed & Courtis (1999), Robert Bushman & cộng sự (2001),
Archambault (2003), Khanna & cộng sự (2004).
H2
Có mối tương quan thuận
giữa khả năng sinh lời của
côngtyvàmứcđộCBTTcủaDN
Hệ số Pearson là 0,000 < 0,05, có ý nghĩa trong mối liên hệ giữa mức độ mức độ CBTT và khả
năng sinh lời của công ty với mức ý nghĩa 5%. Tạm thời kết luận các công ty có lợi nhuận
càng lớn thì mức độ CBTT càng cao. Tuy nhiên, kết quả này sẽ được xem xét và khẳng định
sau khi thực hiện hồi quy các biến. Kết quả này phù hợp với kết quả của Lang và lundholm
(1993), Khanna và cộng sự (2004).
H3
Giữa đòn bẩy tài chính có
mối tương quan nghịch với
mức độ CBTT khi kiểm định
tham số (Pearson)
Hệ số tương quan Pearson không có ý nghĩa, do vậy, tạm thời bác bỏ giả thuyết H3 hay
giả thuyết H3 không phù hợp. Nghĩa là: không có mối liên hệ nào giữa đòn bẩy tài chính
của công ty và mức độ CBTT của công ty. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Wallace.(1994), Meek.(1995), Robert & Gray (1995), Zarzeski (1996), Archambault (2003) và
nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005).
H4
Giữa khả năng thanh toán
có mối tương quan nghịch
với mức độ CBTT khi kiểm
định tham số (Pearson)
Hệ số tương quan Pearson không có ý nghĩa, do vậy, tạm thời bác bỏ giả thuyết H4 hay giả
thuyết H4 không phù hợp. Nghĩa là: không có mối liên hệ nào giữa khả năng thanh toán
của công ty và mức độ CBTT của công ty. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Wallace.(1994), Meek.(1995), Robert & Gray (1995).
H5
Có mối tương quan thuận
giữa công ty kiểm toán lớn
(Big 4) vàmức độ CBTT của DN
Hệ số Pearson là 0,001 < 0,05, có ý nghĩa trong mối liên hệ giữa mức độ mức độ CBTT và công
ty kiểm toán của công ty với mức ý nghĩa 5%. Tạm thời kết luận các công ty được kiểm toán bởi
một trong các công ty kiểm toán lớn (Big 4) thì công bố nhiều thông tin hơn các công ty khác
(Non Big 4). Kết quả này phù hợp với kết quả của Fargher, Taylor and Simon (2001), Archambault
(2003) nhưng khác với kết quả nghiên cứu củaWallace et al. (1994), Ahmed và Courtis (1999).
H6
Giữa hiệu quả sử dụng tài
sản của công ty có mối
tương quan thuận với mức
độ CBTT khi kiểm định tham
số (Pearson)
Hệ số tương quan Pearson không có ý nghĩa, do vậy, giả thuyết H6 không phù hợp. Nghĩa
là: không có mối liên hệ nào giữa hiệu quả sử dụng tài sản của công ty và mức độ CBTT của
công ty.
H7
Có mối tương quan thuận
giữa tỷ lệ thành viên không
điều hành trong HĐQT và
mức độ CBTT của DN
Hệ số Pearson là 0,001 < 0,05, có ý nghĩa trong mối liên hệ giữa mức độ mức độ CBTT và tỷ
lệ thành viên không điều hành trong HĐQT của công ty với mức ý nghĩa 5%. Tạm thời kết
luận các công ty có tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT càng cao thì mức độ CBTT
càng cao. Tuy nhiên, kết quả này sẽ được xem xét và khẳng định sau khi thực hiện hồi quy
các biến. Kết quả này phù hợp với kết quả của nhóm tác giả Cheung và cộng sự (2005) khi
thực nghiệm tại TTCK Thái Lan.
H8
Kết quả cho thấy có mối
tương quan thuận giữa tỷ
lệ sở hữu của cổ đông nước
ngoài vàmức độ CBTT của DN
Hệ số Pearson là 0,000 < 0,05, có ý nghĩa trong mối liên hệ giữa mức độ mức độ CBTT và tỷ lệ
sở hữu của cổ đông nước ngoài của công ty với mức ý nghĩa 5%. Tạm thời kết luận các công
ty có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài càng cao thì mức độ CBTT càng cao. Tuy nhiên, kết
quả này sẽ được xem xét và khẳng định sau khi thực hiện hồi quy các biến.
Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...125
Powered by FlippingBook