TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 83

82
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
nước ngoài càng cao thì mức độ CBTT càng cao.
Bởi vì rào cản địa lý, các NĐT nước ngoài có thể
sẽ phải đối mặt với một mức độ bất đối xứng thông
tin cao hơn so với các đối tác trong nước của họ
(Oxelheim và Randoy, 2003). Theo đó, các NĐT nước
ngoài có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các công ty
mà mức độ CBTT cao (Mangena và tauringana, 2007;
Bokpin và Isshaq, 2009). Để giảm bớt sự bất đối xứng
thông tin giữa các NĐT nước ngoài và trong nước,
các DN có khuynh hướng cung cấp thêm thông tin
(Mangena và Tauringana, 2007) nhằm thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, các cổ đông nước ngoài
có thể giám sát hiệu quả quản lý và sử dụng thêm
quyền biểu quyết để gây ảnh hưởng đến việc công bố
thêm thông tin (Adam và cộng sự, 2005).
Một số khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số
khuyến nghị sau:
Đối với các cơ quan chức năng
- Hoàn thiện quy định pháp lý về CBTT trên thị
trường chứng khoán (TTCK): Đối với nghĩa vụ CBTT
định kỳ, cần quy định thời hạn phù hợp cho việc CBTT
các BCTC hợp nhất/tổng hợp, BCTC áp dụng cho các
DN đặc thù, thời hạn công bố giải trình ý kiến ngoại
trừ, lưu ý của kiểm toán đối với BCTC năm…Quy định
rõ hơn một số nghĩa vụ CBTT bất thường của công ty
niêm yết khi xảy ra các sự kiện bất thường ảnh hưởng
lớn đến hoạt động của công ty, tránh trường hợp công
ty “lách” thực hiện nghĩa vụ CBTT. Về nghĩa vụ CBTT
của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ: Rà soát khái niệm
“người có liên quan” cho phù hợp, quy định chặt chẽ
các trường hợp CBTT tiềm ẩn nhiều nguy cơ nội gián
và thao túng thị trường như hoạt động tư vấn thông
tin hoặc cung cấp bản tin mật “trá hình” của các công
ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư…Về ngôn ngữ CBTT
trên TTCK: Yêu cầu CBTT bằng tiếng Việt và tiếng Anh
là đòi hỏi cấp thiết của việc bảo đảm quyền bình đẳng
của cổ đông theo thông lệ tốt nhất về quản trị công ty
cũng như đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập thị trường
vốn quốc tế. Về các thông tin liên quan đến phát triển
bền vững của DN, cần phát hành Báo cáo phát triển
bền vững để cho thấy trách nhiệm của công ty với các
bên (trong và ngoài công ty) về các hoạt động của mình
nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Xây dựng bộ chỉ số minh bạch thông tin đối
với DN niêm yết: Hiện nay, các Sở Giao dịch Chứng
khoán đã tổ chức chấm điểm báo cáo thường niên của
các DN niêm yết nhằm khích lệ các công ty trong thực
hiện CBTT. Tuy nhiên, việc đánh giá báo cáo thường
niên chưa đủ để xác định một DN có minh bạch hay
không. Theo thông lệ tại nhiều nước, mức độ minh
bạch của các DN niêm yết được dựa trên chỉ số riêng
về minh bạch thông tin, giúp cải thiện tình hình minh
bạch trên TTCK và củng cố niềm tin cho NĐT đối với
thị trường. Việt Nam cũng cần sớm nghiên cứu xây
dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với các DN niêm
yết trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước.
- Hoàn thiện phương tiện CBTT: Để thực hiện
CBTT có hiệu quả, tại các TTCK phát triển, DN niêm
yết thường thực hiện CBTT trên những hệ thống
chuyên biệt nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật và
CNTT theo những quy trình chặt chẽ và cụ thể, giúp
cho người sử dụng dễ dàng tiếp cận thông tin. Tại
Việt Nam, DN niêm yết thực hiện cơ chế CBTT trực
tiếp thông qua website. Tuy nhiên, hạ tầng công nghệ
tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiện đại và hiện chưa
có một Trung tâm dữ liệu lưu trữ thông tin công bố.
Đối với nhà đầu tư
NĐT cần sáng suốt và khách quan khi sử dụng
thông tin, nên phản hồi, đánh giá về mức độ CBTT
của DN. Xuất phát từ những nhu cầu thông tin thực
tiễn NĐT nên đề xuất cơ quan quản lý, nhà tạo lập
chính sách những mong muốn, nhu cầu về thông tin
của mình, đưa ra ý kiến về những khoản mục nào
nên công bố. Từ đó, nhà quản lý có nhiều nguồn tài
liệu, nhiều cơ sở để hoàn thiện hơn những quy định
về CBTT, để gia tăng mức độ CBTT của DN, nhằm
đáp ứng nhu cầu của tất cả các chủ thể trên TTCK...
Đối với doanh nghiệp
Tăng cường ý thức trách nhiệm của các DN niêm
yết trong việc gia tăng mức độ minh bạch thông tin
tài chính thông qua sự tự nguyện thuyết minh trên
bản thuyết minh BCTC. Cung cấp thông tin về kế
hoạch tài chính trong tương lai. Yêu cầu công bố cụ
thể về giao dịch của các bên liên quan. Yêu cầu các
công ty cung cấp những thông tin về ban điều hành
của công ty…
Tài liệu tham khảo:
1. Ngô Thị Thanh Hòa (2013), Các giải pháp nâng cao sự minh bạch thông tin
tài chính công ty cổ phần niêm yết Việt Nam thông qua tự nguyện công bố
thông tin trên thuyết minh BCTC, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
2. Phạm Ngọc Vỹ An (2013), Hoàn thiện công bố thông tin các DN niêm yết trên
Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
3. Jeffrey J. Archambaul, Marie E. Archambault (2003). A Multinational Test
Of Determinants Of Corporate Disclosure. The International Journal of
Accounting 38 (2003) 173–194;
4. Septiana Dwiputrianti (2011), Effectiveness of Public Sector Audit Reports
in Indonesia. The Australian National University;
5. Một số website: mof.gov.vn. ssc.gov.vn, tapchitaichinh.vn…
1...,73,74,75,76,77,78,79,80,81,82 84,85,86,87,88,89,90,91,92,93,...125
Powered by FlippingBook