TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 88

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
87
hoặc thiếu hụt lương thực.
-
Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh
toàn cầu hóa gắn liền với mục tiêu đảm bảo ANLT
quốc gia. Quá trình điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp
của Trung Quốc hướng tới mục tiêu chiến lược (dài
hạn) và mục tiêu cụ thể (ngắn hạn). Mục tiêu chiến
lược của điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc
là xây dựng nền nông nghiệp hiện đại hóa, nhất thể
hóa với sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao,
đảm bảo ANLT quốc gia và phát triển bền vững.
Mục tiêu trước mắt là giải quyết các vấn đề của hội
nhập kinh tế quốc tế cũng như phát huy lợi thế so
sánh về sản xuất lương thực giữa các vùng, nâng
cao giá trị gia tăng của mặt hàng nông sản, lương
thực; chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp;
phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với thị
trường quốc tế… (Nhung Điện Tân, 2003).
Nguyên tắc cơ bản trong điều chỉnh cơ cấu nông
nghiệp gắn với ANLT (Nhung Điện Tân, 2003) là
kết hợp giữa vai trò của thị trường và vai trò của
Nhà nước, đảm bảo thống nhất giữa phát huy lợi
thế so sánh và đảm bảo ANLT. Trung Quốc cũng
quán triệt nguyên tắc lấy chỉ tiêu nâng cao sức cạnh
tranh của nông sản và gia tăng thu nhập của nông
dân với điều kiện đảm bảo ANLT quốc gia (Nhung
Điện Tân, 2003). Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp gắn
với đảm bảo ANLT theo các nội dung sau:
-
Giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp sử dụng
tài nguyên, nâng cao tỷ trọng sản phẩm sử dụng
nhiều lao động.
-
Nâng cao tỷ lệ nông sản chất lượng cao. Chú
trọng bảo tồn, phát triển các loại thổ sản và đặc sản
của các vùng, các miền, tạo nên sức cạnh tranh đặc
biệt và sự độc đáo gắn với bảo tồn nguồn gen quý
hiếm và truyền thống văn hóa địa phương.
-
Phát huy ưu thế tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên kỹ thuật và tài nguyên nhân lực của các
vùng, từng bước hình thành vùng nông sản chuyên
canh của từng địa phương, hình thành các vùng
chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa lớn gắn
với phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên.
-
Phát triển ngành dịch vụ phục vụ sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là các ngành chế biến nông
sản, từng bước cải thiện cơ cấu tỷ lệ trong cấu thành
giá trị nông sản theo chuỗi nhằm gia tăng giá trị
(Nhung Điện Tân, 2003).
-
ANLT quốc gia gắn liền với thương mại quốc tế.
Để đảm bảo ANLT quốc gia, tiên quyết phải đánh
giá và xác định mức độ phụ thuộc nguồn lương thực
nhập khẩu thông qua thương mại quốc tế. Do đó,
hiệu suất và lợi thế so sánh là nguyên tắc điều chỉnh
cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên tắc định
vị xu hướng thương mại lương thực của Trung Quốc.
Biện pháp và chính sách
đảm bảo an ninh lương thực của Ấn Độ
Xác định sự lớn mạnh và phát triển bền vững
của ngành Nông nghiệp là trọng tâm, Ấn Độ tập
trung sự quan tâm vào một số vấn đề như: Kết cấu
hạ tầng; quản lý đất đai và nước; nghiên cứu nông
nghiệp và khuyến nông; đầu vào và tín dụng nông
nghiệp; hiệu quả của tiếp thị, chính sách giá cả; đa
dạng hoá; phát triển và củng cố các thể chế… nhằm
đáp ứng có hiệu quả những thách thức đặt ra từ
những mối quan tâm này.
Kết cấu hạ tầng đòi hỏi đầu tư ngày càng tăng, có
liên quan nghịch với mức trợ cấp. Cách duy nhất để
tăng đầu tư vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp thiết
yếu là giảm trợ cấp không bền vững. Yếu tố thứ hai
ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng năng suất
ngành Nông nghiệp Ấn Độ trong thời gian gần đây
là sự suy thoái đáng kể về chất lượng đất, thiếu nước
tưới, cũng như sự cạn kiệt nhanh chóng của nước
ngầm. Do đó, thời gian qua, Ấn Độ đã tăng cường
các biện pháp bảo tồn nước và sử dụng nước hợp lý
và hiệu quả. Việc thiếu kiến thức và nhận thức chưa
đúng đắn của nông dân Ấn Độ đối với công nghệ
hiện cũng đang là trở ngại lớn, ảnh hưởng đến hiệu
quả của ngành Nông nghiệp nước này. Để cải thiện
tình trạng này, Ấn Độ đã tăng cường đào tạo nông
nghiệp cho cán bộ khuyến nông, khuyến ngư.
Một yếu tố góp phần quan trọng vào sự tăng
trưởng bền vững của ngành Nông nghiệp Ấn Độ
chính là sự lưu thông và sự sẵn có của tín dụng
nông nghiệp. Tuy nhiên, sự gia tăng tín dụng trang
trại nhỏ lại hầu như không có sự cải thiện, vẫn còn
có những bất bình đẳng cấp khu vực trong việc
cung cấp tín dụng với sự miễn cưỡng của các ngân
hàng đối với hoạt động ở nông thôn và đặc biệt ở
các vùng xa xôi và không phát triển…
Ngoài các vấn đề trên, còn có những thách thức
khác đối với nông nghiệp Ấn Độ như toàn cầu hóa
và sự biến động về giá cả; xu hướng bất ổn trong
các quy mô nông trại đang giảm nhanh và gia tăng
căng thẳng về môi trường. Vì vậy, thời gian tới, Ấn
Độ cần có sự gia tăng đáng kể về chi tiêu công cho
nông nghiệp, đặc biệt là kết cấu cơ sở hạ tầng nông
thôn; đồng thời, cải thiện và tăng cường cơ chế phân
phối. Trên cơ sở đó, đảm bảo sự sẵn có và tính ổn
định lương thực của Ấn Độ ở cấp độ quốc gia.
Các chính sách và chương trình để cải thiện tình
hình tiếp cận lương thực và dinh dưỡng mà Ấn Độ
đề xuất triển khai thời gian qua gồm:
- Tăng trưởng thu nhập và giảm nghèo góp
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...125
Powered by FlippingBook