TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 89

88
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
phần tăng tiếp cận lương thực và cải thiện tình
trạng dinh dưỡng.
- Quan tâm đến các yếu tố quyết định tình trạng
suy dinh dưỡng, nhất là các yếu tố chính ảnh hưởng
tới độ dinh dưỡng ở hầu hết các nước đang phát
triển như ANLT hộ gia đình; chăm sóc bà mẹ và
trẻ em không đầy đủ; thiếu các dịch vụ chăm sóc
sức khoẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm và bất bình
đẳng giới cao… Để giải quyết tình trạng này, Ấn
Độ đã triển khai các biện pháp như: Cung cấp đầy
đủ lượng lương thực và đa dạng hóa thức ăn; hoàn
thiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ công cộng; trao
quyền cho phụ nữ, theo Jones và cộng sự (2007), cần
phải có những biện pháp can thiệp phối hợp trên
một số lĩnh vực liên quan.
- Phát triển ngành phi nông nghiệp ở nông thôn.
Chế biến thực phẩm và các dịch vụ khác như lưu trữ,
vận chuyển và tiếp thị được khuyến khích thông qua
các khoản đầu tư cao hơn, trong đó có đầu tư vào cơ
sở hạ tầng phi nông nghiệp ở nông thôn.
- Thiết kế và điều hành các chương trình bảo trợ
xã hội. Các chương trình bảo trợ xã hội được thiết
kế tốt và có hiệu quả là điều thiết yếu để đảm bảo
tiếp cận thực phẩm và giải quyết toàn diện vấn đề
suy dinh dưỡng.
- Chương trình bảo đảm việc làm nông thôn toàn
quốc. Các công trình phát triển nông thôn hiện nay
được công nhận rộng rãi là công cụ quan trọng trong
chiến lược xóa đói giảm nghèo thông qua tạo việc làm.
Đạo luật bảo đảm việc làm nông thôn được Ấn Độ
thông qua vào tháng 9/2005, với chức năng chính là
cung cấp ít nhất 100 ngày làm việc có bảo đảm lương
trong năm tài chính cho mọi hộ gia đình ở nông thôn.
Cách tiếp cận dựa vào người dân làm trung tâm và
dựa trên quyền có lương thực đã cho thấy, kết quả
đáng ghi nhận trong chương trình việc làm nông thôn,
tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Nền nông nghiệp và ANLT quốc gia của Việt
Nam có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc và
Ấn Độ như: Diện tích đất canh tác nông nghiệp thuộc
hàng thấp nhất thế giới; áp lực về việc chuyển dịch
lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; quá trình chuyển đổi, tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo chuyển sang nền kinh tế thị
trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc
tế… Do vậy, quan điểm và chính sách về ANLT của
Trung Quốc, Ấn Độ có giá trị tham chiếu và gợi mở
quan trọng đối với việc xây dựng chiến lược đảm bảo
ANLT của Việt Nam trên nhiều nội dung cơ bản sau:
Một là,
xác định vị trí và vai trò quan trọng của
ANLT trong đảm bảo an ninh quốc gia. Là các cường
quốc mới nổi trên thế giới, vấn đề lương thực luôn là
mối quan tâm lớn trong chiến lược phát triển kinh tế
của cả Trung Quốc và Ấn Độ. Trước bối cảnh toàn cầu
hóa với nhiều yếu tố tác động đến an ninh quốc gia,
Trung Quốc và Ấn Độ đều xác định ANLT là một bộ
phận quan trọng của an ninh quốc gia. Trung Quốc và
Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn một chiến lược ANLT dài hơi
trong thế kỷ XXI. Có thể nói, đây là chương trình tự
lực tự cường về lương thực, trong đó quan tâm toàn
diện tới vấn đề lương thực, không chỉ có sản lượng
lương thực, mà còn cả các khía cạnh khác của ANLT.
Với quy mô dân số đông, lại đứng trước những
thách thức về biến đổi khí hậu, các tác động của
toàn cầu hóa, Việt Nam đã xác định rõ tầm quan
trọng của ANLT trong chiến lược an ninh quốc gia.
Việc tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc trong
tầm nhìn tư duy chiến lược về vai trò của ANLT là
rất quan trọng. Để từ đó chúng ta kiên định mục
tiêu đảm bảo ANLT, góp phần quan trọng đảm bảo
an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Hai là,
có chính sách thích hợp đối với nông
nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm đảm bảo
ANLT như:
- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản
xuất nông nghiệp. Việt Nam cần tham khảo kinh
nghiệm của Ấn Độ kết hợp việc phát huy ngành
nghề sản xuất truyền thống với việc áp dụng công
nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh việc tạo giống cây trồng, vật nuôi mới
có năng suất cao, chất lượng tốt. Cụ thể là cần có những
biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giống một cách
đồng bộ và phù hợp, nhằm tạo ra nhiều giống cây
trồng, vật nuôi phù hợp với các hệ sinh thái khác nhau,
có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cũng như phải
đảm bảo được chất lượng, tạo ra những giống có chất
lượng vượt trội, tạo thương hiệu riêng của Việt Nam.
- Đẩy mạnh cải tạo và sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả. Sử dụng công nghệ để cải tạo đất và che
phủ đất tại những vùng đất bạc màu; sử dụng phân
Với quy mô dân số đông, lại đứng trước những
thách thức về biến đổi khí hậu, các tác động của
toàn cầu hóa, Việt Nam xác định rõ tầm quan
trọng của an ninh lương thực trong chiến lược
an ninh quốc gia. Việc tham khảo kinh nghiệm
của Trung Quốc trong tầm nhìn tư duy chiến
lược về vai trò của an ninh lương thực rất quan
trọng, để từ đó chúng ta kiên địnhmục tiêu đảm
bảo an ninh lương thực, góp phần quan trọng
đảmbảo anninhquốc gia trongmọi tìnhhuống.
1...,79,80,81,82,83,84,85,86,87,88 90,91,92,93,94,95,96,97,98,99,...125
Powered by FlippingBook