TCTC (2018) so 6 ky 1 (IN)-full - page 90

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2018
89
bón một cách phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của cây trồng, với từng loại đất… Đồng thời, hoàn
thiện chính sách đất đai, tạo điều kiện cho nông dân
chủ động sản xuất, kinh doanh, tăng hiệu quả sử
dụng đất và tăng thu nhập.
- Cải tạo hệ thống thủy lợi, kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, cần tiếp tục đầu
tư xây dựng mới các hệ thống công trình thuỷ lợi,
đặc biệt là các hệ thống tưới cho cây trồng cạn, hệ
thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, làm
muối; xây dựng hệ thống kiểm soát và xử lý nước
thải ở các làng nghề, các khu dân cư tập trung; nâng
cao vai trò của cộng đồng, từng bước xã hội hoá
công tác thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp theo hướng giao cho nông dân quản lý các
công trình thuỷ lợi trong thôn, xã.
- Giải quyết các vấn đề khó khăn đối với người
nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị
hóa. Việc thu hẹp dần đất nông nghiệp là xu thế tất
yếu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các hộ
nông dân là những người chịu sự tác động nhiều
nhất. Vì vậy, chính sách cần tạo điều kiện cho người
nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng cũng như
mở rộng các kênh tương tác giữa người nông dân
và các thông tin về khoa học - công nghệ nông
nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, quan tâm đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho
nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai
trò làm chủ của người nông dân, chủ động trong
việc tiếp cận khoa học - công nghệ mới.
- Tăng cường bảo vệ môi trường, gắn phát triển
kinh tế nông nghiệp với việc giữ gìn tài nguyên, bảo
vệ nguồn sống của nông dân.
Ba là,
triển khai các chương trình toàn diện để
thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo góp phần
đảm bảo ANLT bền vững. Ngoài ra, cần có chiến
lược thích ứng với biến đổi khí hậu đang diễn ra hết
sức phức tạp và tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực
nông nghiệp và ANLT.
Bốn là,
giải quyết ANLT quốc gia theo hướng tiếp
cận phát huy vai trò của Nhà nước gắn với kinh tế thị
trường và tận dụng các điều kiện thuận lợi từ bối cảnh
quốc tế. Nguyên tắc cơ bản là kết hợp giữa vai trò của
thị trường và vai trò của Nhà nước, đảm bảo thống
nhất giữa phát huy lợi thế so sánh và đảm bảo ANLT.
Đây là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự ổn định sản xuất
lương thực trên cơ sở đó ổn định kinh tế, chính trị và
xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
Năm là,
điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp gắn với
mục tiêu đảm bảo ANLT, nâng cao giá trị gia tăng
sản phẩm lương thực, cụ thể:
- Duy trì diện tích canh tác ở mức hợp lý, đồng
thời, chú trọng việc quản lý diện tích đất trồng cây
lương thực.
- Lấy khoa học kỹ thuật chấn hưng nông nghiệp:
Biện pháp tích cực để chấn hưng nông nghiệp bao
gồm các khâu kỹ thuật canh tác như cải tạo chân
ruộng xấu thành chân ruộng tốt gieo cấy giống lúa
lai năng suất cao, chống sâu bệnh…
- Giảm lãng phí lương thực. Theo chu trình sản
xuất từ gieo trồng, thu hoạch, vận chuyển, lưu kho,
gia công, tới tiêu thụ hiện đang có sự lãng phí lương
thực. Việc giải quyết hợp lý các khâu này có thể
giảm lãng phí và tiết kiệm số lượng lớn lương thực.
- Chính sách khuyến nông của Chính phủ theo
hướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp sử
dụng tài nguyên, nâng cao tỷ trọng sản phẩm sử
dụng nhiều lao động; Nâng cao đáng kể tỷ lệ nông
sản chất lượng cao; Phát huy ưu thế tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên kỹ thuật và tài nguyên nhân lực
của các vùng, từng bước hình thành vùng nông sản
chuyên canh của từng địa phương, hình thành các
vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn gắn với phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên;
Phát triển ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông
nghiệp, đặc biệt là các ngành chế biến nông sản,
từng bước cải thiện cơ cấu tỷ lệ trong cấu thành giá
trị nông sản theo chuỗi nhằm gia tăng giá trị.
Tài liệu tham khảo:
1. Vương Dật Châu (chủ biên) (1999), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu
hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
2. Cốc Nguyên Dương (2003), Tình hình cung cấp lương thực và an ninh lương
thực của Trung Quốc, Tạp chí Khoa học xã hội số 1(59);
3. Nhung Điện Tân (2003), Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp Trung Quốc và
hướng đi trong tương lai, Tạp chí Khoa học xã hội số 1(59);
4. Chu Quỳnh Chi (1997), Môt sô suy nghi xung quanh vân đê lương thưc Trung
Quôc, Chu Quỳnh Chi, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế;
8. Minh Huệ, Chính sách của Ấn Độ đối với nông nghiệp, nông dân và kinh
nghiệm có thể tham khảo cho Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử;
5. Bhramanad, P.S. và cộng sự (2013), “Thách thức đối với an ninh lương thực
ở Ấn Độ”, Khoa học hiện tại. Vol 104. Số 7, ngày 10/4/2013;
6.S.MahendraDevvàAlakhN.Sharma(2010),Anninh lươngthựcởẤnĐộ:Thựchiện,
TháchthứcvàCácchínhsách.OxfamIndiaWorkingPaperSeries,September2010;
7. Anil Chandy Ittyerrah (2013), An ninh lương thực ở Ấn Độ: Các vấn đề và đề
xuất cho hiệu quả, Học viện Hành chính công Ấn Độ, New Delhi.
Mất an ninh lương thực bao gồm mất an ninh
lương thực tạm thời và mất an ninh lương thực
lâu dài (kinh niên). Tình trạng này bắt nguồn từ
các rủi ro như: rủi ro thiên nhiên, rủi ro thương
mại, rủi ro chính sách, rủi ro ngoại giao.
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 91,92,93,94,95,96,97,98,99,100,...125
Powered by FlippingBook