TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 9

8
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khó khăn, thách thức đặt ra
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện, DN
Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức. Cùng
với quá trình hội nhập, cuộc Cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ làm thay đổi kinh tế thế giới với sự vươn lên
mạnh mẽ của các nước chủ yếu dựa vào công nghệ
hiện đại, đổi mới và sáng tạo. Vì vậy, dù đã có nhiều
nỗ lực trong việc ban hành các chính sách tháo gỡ
khó khăn, hỗ trợ và phát triển DN, tuy nhiên vẫn còn
tồn tại một hạn chế sau:
Một là,
một số chính sách thuế vẫn chưa thực sự
góp phần tháo gỡ khó khăn cho DN. Ví dụ như chính
sách thuế cho DN khởi nghiệp vẫn còn là những chính
sách chung chung, chưa có chính sách đặc thù cho
phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia (các
DN khởi nghiệp áp dụng thuế suất thuế TNDN phổ
thông như các DN khác là 20%, ưu đãi thuế suất hay
miễn thuế vẫn theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn như
các dự án đầu tưmới khác…). Chưa có quy định chính
sách thuế phân biệt đối với nhà đầu tư vào DN khởi
nghiệp khi chuyển nhượng vốn. Chính sách thuế hiện
quy định đánh thuế đối với từng lần chuyển nhượng
vốn, từng lần chuyển nhượng chứng khoán đối với
việc đầu tư vào bất kỳ DN nào sau đó chuyển nhượng
vốn… Các vướng mắc về mặt hàng chịu thuế GTGT
như phân bón, trục chà lúa… Bên cạnh đó, vấn đề về
thủ tục hành chính vẫn tiếp tục cần được cải cách để
tạo thuận lợi hơn cho người dân, DN…
Hai là,
các chính sách hỗ trợ cho DN mang tính
khuyến khích chung, chưa cụ thể dẫn đến những
khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đặc biệt là
các chính sách hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất,
ươm tạo DN... Đối với chính sách chi NSNN cho các
chương trình xúc tiến thương mại, tuy đã có những
ưu điểm nhất định nhưng còn dàn trải, chưa tập
trung, nguồn lực hạn chế, liên kết giữa khâu sản xuất
và đầu ra còn yếu kém dẫn đến việc chi hỗ trợ từ
NSNN còn chưa hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu
của chương trình. Các chính sách chi cho thí điểm
bảo hiểm xuất khẩu vẫn chưa đạt được những mục
tiêu đặt ra, việc triển khai thí điểm gặp khó khăn vì
các DN xuất khẩu còn chưa mua mua bảo hiểm ngay
cả khi có sự hỗ trợ của Nhà nước…
Một số khuyến nghị
Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN đủ năng
lực để cạnh tranh khi nền kinh tế hội nhập sâu, rộng
vào nền kinh tế thế giới, trong thời gian tới cần tập
trung vào một số nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất,
triển khai thực hiện tốt các luật về thuế
đã được Quốc hội thông qua nhằm giúp DN thực
hiện chính sách một cách hiệu quả; Tiếp tục rà soát,
hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và thu ngân sách
theo hướng tháo gỡ khó khăn cho DN. Trong đó, đề
xuất chuyển các đối tượng đang không chịu thuế
GTGT như: Phân bón, tàu đánh bắt xa bờ và một số
loại máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp sang đối tượng chịu thuế GTGT
để DN được khấu trừ chi phí đầu vào; Bổ sung quy
định DN sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu
thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu
vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý
thì được hoàn thuế GTGT để DN tích tụ vốn đưa vào
sản xuất; Nghiên cứu ban hành chính sách thuế hỗ
trợ phát triển nông nghiệp sạch, khởi nghiệp sáng
tạo…; Tiếp tục rà soát hoàn thiện các tiêu chí ưu đãi
thuế hiện hành để đảm bảo tính minh bạch, qua đó
tạo thuận lợi cho DN đủ điều kiện có được các ưu
đãi cần thiết. Đối với DN khởi nghiệp sáng tạo, chính
sách cần được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ cho các nhà
đầu tư khởi nghiệp; nghiên cứu xây dựng chính sách
thuế đặc thù cho DN khởi nghiệp sáng tạo,…
Thứ hai,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, xây dựng Chính phủ điện tử. Đối với lĩnh vực
thuế, hải quan cần: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính thuế; Ban hành chế độ quản lý rủi
ro đối với các DN thuộc đối thượng thanh tra/kiểm
tra về thuế; Tiếp tục sửa đổi quy định về hồ sơ hoàn
thuế, phần mềm hỗ trợ công tác tự động xây dựng
báo cáo hồ sơ hoàn thuế; Triển khai đồng bộ, rộng
khắp ứng dụng CNTT; Hoàn thiện khuôn khổ pháp
lý để đảm bảo việc triển khai đầy đủ hệ thống thông
quan điện tử VNACCS/VCIS…
Thứ ba,
rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ
phát triển DN để đảm bảo việc hỗ trợ có trọng tâm,
trọng điểm, đúngmục tiêu, đúng đối tượng cần hỗ trợ.
Ngoài ra, tăng cường công tác tuyên truyền hệ thống
chính sách thuế và thu ngân sách, tạo sự minh bạch, rõ
ràng, hỗ trợ DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh
và thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Sách “Tài chính Việt Nam 2016 - Tăng cường kỷ cương, kiến tạo động lực”,
Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2017), NXB Tài chính;
2. Sách “Tài chính Việt Nam 2017 – Đối diện thách thức, đổi mới tư duy”,
Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (2018), NXB Tài chính;
3. Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam, Diễn đàn DN phát triển bền vững
Việt Nam lần thứ 4;
4. Học viện Tài chính (2018), “Xây dựng chính sách tài chính đặc thù cho DN khởi
nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, T5/2018;
5. Báo cáo tài chính của các DN niêm yết 2017;
6. VCCI, 2017, Báo cáo Nghiên cứu "Cơ chế hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo - kinh
nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam”.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...129
Powered by FlippingBook