TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 12

14
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHỞI NGHIỆP
Doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
giai đoạn 2011-2016
Xem xét trên tiêu chí số lượng doanh nghiệp (DN)
và số vốn đăng ký thành lập mới trong suốt giai đoạn
1991-2016 có thể nhận thấy, DN khởi nghiệp không
ngừng phát triển, đặc biệt trong 6 năm trở lại đây
(2011-2016). Ngay trong thời điểm kinh tế thế giới suy
thoái, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn (2011-
2013) nhưng cả nước vẫn có thêm 224.200 DN thành
lập mới, bằng 41% tổng số DN được thành lập trong
suốt 20 năm trước đó (1991 - 2010).
Giai đoạn 2014-2016, nền kinh tế thoát khỏi đáy
suy thoái, cùng với khung chính sách ngày càng hoàn
thiện (Luật DN 2015, Luật Đầu tư 2015…) tạo điều
kiện thuận lợi cho DN khởi sự hoạt động kinh doanh,
số lượng DN đăng ký thành lập mới tiếp tục tăng
lên. Theo đó, năm 2014 có thêm 74.800 DN đăng ký
thành lập mới và năm 2015 có số DN thành lập mới
đạt 94.750, tăng 26,6% so với năm 2014. Sáu tháng đầu
năm 2016, cả nước có 54.501 DN đăng ký thành lập
mới, tăng 20% về số DN so với cùng kỳ năm 2015 (so
với cùng kỳ năm trước, số DN thành lập mới 6 tháng
đầu năm 2015 tăng 21,7%).
Bên cạnh số lượng DN thành lập mới ngày càng
tăng lên, số vốn của DN cũng dần phục hồi và theo
xu hướng tăng. Năm 2014, số vốn đăng ký thành lập
mới DN tăng 8,4% so với năm 2013 và năm 2015 tăng
39,1% so với năm 2014. Sáu tháng đầu năm 2016, tổng
vốn đăng ký thành lập mới là 427,8 nghìn tỷ đồng,
tăng 51,5% so với cùng kỳ năm 2015. Xét về quy mô
vốn/DN cũng có sự cải thiện đáng kể từ 5,13 tỷ đồng
năm 2013 lên 6,3 tỷ đồng vào năm 2015. Với làn sóng
khởi nghiệp đang tăng tốc và ngày càng mạnh mẽ,
số lượng DN thành lập mới sẽ ngày càng tăng, kỳ
vọng đạt 1 triệu DN vào năm 2020. Chính vì vậy, để
đẩy mạnh và khuyến khích các cá nhân khởi nghiệp,
Chính phủ cũng như các cơ quan nhà nước đang xây
dựng và đề xuất các chính sách h trợ đối tượng này,
trong đó, chính sách tài chính được coi là bệ đỡ cho
DN khởi nghiệp.
Chính sách tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Nhằm thúc đẩy và h trợ DN khởi nghiệp, Chính
phủ đã ban hành một số chính sách tài chính gồm
các chính sách h trợ trực tiếp (như chính sách thuế,
chính sách tín dụng) và chính sách h trợ gián tiếp
thông qua mô hình vườm ươm. Cụ thể:
Thứ nhất,
ưu đãi thuế thu nhập DN (TNDN) với
các mức độ ưu đãi khác nhau dành cho DN khởi
nghiệp (các DN thành lập mới hoặc thực hiện các dự
án đầu tư mới) có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu
đãi hoặc thực hiện đầu tư tại các khu vực kinh tế -
xã hội kém phát triển, khu vực nông thôn, vùng sâu,
vùng xa… Trong đó, mức độ ưu đãi cao nhất cho áp
dụng mức thuế suất 10% trong vòng 15 năm, miễn
thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong vòng
9 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư mới của DN
khởi nghiệp tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, khu
kinh tế hoặc thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư
như nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ
cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của
Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm
tạo DN công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát
triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao
“BỆ ĐỠ”CHO CÁC DOANHNGHIỆP KHỞI NGHIỆP
TỪ CHÍNH SÁCHTÀI CHÍNH
TS. NGUYỄN VIẾT LỢI
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Trong những năm gần đây, làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng
doanh nghiệp và thế hệ trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp,
gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm…giúp bảo đảm tính
ổn định và độ sẵn sàng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp,
trong đó chú trọng các chính sách tài chính với vai trò “bệ đỡ” là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng
đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ.
Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách tài chính.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...86
Powered by FlippingBook