TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 15

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
17
Vốn và tiến trình doanh nghiệp khởi nghiệp
Theo nghiên cứu của Marmer, Hermann và
Berman (2011), tiến trình khởi nghiệp gồm 6 bước:
(i) Phát hiện và nghiên cứu mức độ khả thi trên thị
trường (giai đoạn này kéo dài khoảng 5-7 tháng); (ii)
Đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư với sản
phẩm mẫu (3-5 tháng); (iii) Đánh giá hiệu quả thông
qua hoạt động thu hút người tiêu dùng (5-6 tháng);
(iv) Giai đoạn mở rộng và tăng trưởng của các công
ty mới thành lập, dẫn đến sự gia tăng nhân viên, thị
phần tăng và thu nhập cũng tăng lên. Giai đoạn này
cũng là giai đoạn lý tưởng cho việc xây dựng các quỹ
tăng trưởng hoặc thu hút các nhà đầu tư tiềm năng
có cùng mục tiêu để mở rộng doanh nghiệp (DN); (v)
Giai đoạn tối đa hóa lợi nhuận và (vi) Giai đoạn làm
mới thông qua đấu
giá cổ phần (IPO) ra
công chúng.
Số liệu nghiên
cứu của tổ chức
giám sát DN toàn
cầu (GEM- Global
Ent repreneurship
Monitor ) từ năm
2001-2006 tại 54 quốc
gia cho thấy, tổng
đầu tư vào các DN
khởi nghiệp phụ
thuộc vào mức độ
phát triển kinh tế của
m i quốc gia; GDP
tăng sẽ tạo cơ hội
đầu tư cao hơn vào
các hoạt động DN mới. Thực tế cho thấy, có hơn 90%
DN khởi nghiệp bị thất bại. Trong số 3.200 đối tượng
được nghiên cứu chỉ có 12 công ty tồn tại và duy nhất
1 công ty giới thiệu thành công sản phẩm dịch vụ của
họ trên thị trường, tiếp tục phát triển theo đúng định
hướng ban đầu.
Nghiên cứu của Cvijanovie và Sruk (2008) cho
thấy, vốn cho các DN khởi nghiệp phải trải qua 5 giai
đoạn: giai đoạn thử nghiệm - khởi nghiệp- mở rộng -
tái cấp vốn – bán một phần DN. Trong giai đoạn đầu,
vốn thường từ các sáng lập viên, bạn bè hay gia đình,
khoản vay hay từ các quỹ đầu tư mạo hiểm hay DN
phi tài chính. Giai đoạn mở rộng vốn do các quỹ mạo
hiểm và quỹ cho vay, giai đoạn mua lại thì vốn cổ
phần tư nhân đóng vai trò quan trọng.
Con đường duy nhất để DN khởi nghiệp bắt đầu
KHƠI DÒNGVỐN CHODOANHNGHIỆP KHỞI NGHIỆP
TS. NGUYỄN THANH HUYỀN, ThS. TRẦN HOÀI NAM
Doanh nghiệp khởi nghiệp với những sáng tạo và đột phá về công nghệ hứa hẹn là nhân tố quan
trọng góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh năng suất lao động
tăng thấp, các chính sách kinh tế vĩ mô hỗ trợ tổng cầu dần hết dư địa. Khuyến khích phát triển
các doanh nghiệp khởi nghiệp, ngoài những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, sáng chế có giá trị
thực tiễn, rất cần một môi trường thông thoáng để các doanh nghiệp này dễ dàng tiếp cận vốn.
Xây dựng các giải pháp hỗ trợ triệt để doanh nghiệp khởi nghiệp có đủ vốn cho nghiên cứu, thử
nghiệm, sản xuất quy mô lớn là yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam để phát triển bền vững và hội
nhập thành công.
Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, thị trường vốn, trị trường chứng khoán
BẢNG 1: XẾP HẠNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2014-2015
Tiêu chí
Năm 2014
Năm 2015
Thang điểm 5 Thứ hạng/73 Thang điểm 5 Thứ hạng/62
Năng động của thị trường nội địa
3,71
6
3,59
11
Văn hóa và chuẩn mực xã hội
3,13
17
3,23
14
Quy định của Chính phủ
2,46
32
2,62
15
Cơ sở hạ tầng
3,75
39
4,07
17
Chính sách của Chính phủ
2,93
20
2,78
25
Độ mở của thị trường nội địa
2,43
52
2,51
26
Chuyển giao công nghệ
2,30
40
2,33
30
Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
2,93
41
2,77
42
Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ thông
1,83
51
1,57
47
Giáo dục về kinh doanh sau phổ thông
2,64
58
2,53
47
Chương trình hỗ trợ của Chính phủ
2,35
54
2,14
50
Tài chính cho kinh doanh
2,37
44
2,12
50
Nguồn: Báo cáo GEM 2015/2016 Global Report
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...86
Powered by FlippingBook