TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 16

18
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHỞI NGHIỆP
(Global Entrepreneurship Monitor 2015/2016) cho
thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015
hầu như không thay đổi nhiều so với năm 2014 và vẫn
chưa thực sự h trợ cho phong trào khởi nghiệp và
phát triển kinh doanh. Cơ sở hạ tầng tiếp tục là yếu tố
được đánh giá cao nhất trong điều kiện kinh doanh ở
Việt Nam, đạt 4,07 điểm (trên thang điểm từ 1 đến 5).
Hai yếu tố tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao
là sự Năng động của thị trường nội địa (3,59 điểm) và
Văn hóa và chuẩn mực xã hội (3,23 điểm). Trong số 12
chỉ số về điều kiện kinh doanh, chỉ có 3 chỉ số này là
đạt trên mức trung bình (3 điểm), 9 chỉ số còn lại được
các chuyên gia đánh giá dưới mức trung bình, trong
đó ở 3 vị trí cuối cùng lần lượt là: Chương trình h trợ
của Chính phủ (2,14 điểm), Tài chính cho kinh doanh
(2,12) và đặc biệt là Giáo dục về kinh doanh ở bậc phổ
thông (1,57 điểm)
Ba chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là:
Năng động của thị trường nội địa (11/62), Văn hóa và
chuẩn mực xã hội (14/62) và Quy định của Chính phủ
(15/62). Các chỉ số về điều kiện kinh doanh có thứ hạng
thấp nhất của Việt Nam có Chương trình h trợ của
Chính phủ (50/62), Tài chính cho kinh doanh (50/62).
Dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Doanh nhân muốn khởi nghiệp thì phải có được
các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, công
nghệ, tài chính, sự h trợ của chính quyền, sự h trợ
của các mạng lưới quan hệ... Với các doanh nhân tr
Việt Nam, các nguồn lực đến từ thừa kế thường rất
hạn chế do hoàn cảnh đất nước trải qua một giai đoạn
dài kinh tế bao cấp nghèo nàn, rất ít gia đình có sản
nghiệp lớn để lại cho con cháu. Ngoài ra, phải kể đến
những khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn đến từ
ngân hàng.
Các ngân hàng Việt Nam lại chú trọng cho vay các
dự án lớn và các DN nhà nước, rất ít ngân hàng chú
trọng cho vay khởi nghiệp hoặc những dự án nhỏ
mà không có thế chấp tài sản. Bên cạnh đó, xuất phát
điểm của DN khởi nghiệp thường là dựa trên những
ý tưởng mới, có nhu cầu vốn ít để khởi nghiệp. Do
đó, đa phần quá trình khởi nghiệp tại Việt Nam là
thành lập mới các hoạt động kinh doanh. Rất hiếm
DN khởi nghiệp thông qua mua lại các cơ sở kinh
doanh đang tồn tại vì nó thường yêu cầu ngay một
khoản tài chính lớn.
Với đa phần các dự án khởi nghiệp thường có số
vốn nhỏ, đây vẫn là trở lực lớn nhất cho quá trình khởi
nghiệp. Chính vì vậy các DN thường liên kết với nhau
để khởi nghiệp, để tranh thủ khả năng huy động vốn
đến từ nhiều người làm tăng khả năng huy động vốn.
Trong khi đó, một khó khăn khác là các quỹ h trợ
và nối nó đến lợi nhuận chính là vốn. Nhu cầu về vốn
của m i DN là khác nhau, tùy thuộc vào loại hình
cũng như quy mô của DN (Ví dụ, các DN trong lĩnh
vực chế biến thường có nhu cầu vốn cao hơn so với các
DN trong lĩnh vực thương mại dịch vụ).
Ban đầu, các DN khởi nghiệp tìm đến các nguồn
vốn từ chính bản thân, bạn bè và gia đình, hạn chế tối
đa các khoản vay ngân hàng do thủ tục phức tạp và
phải căn cứ lịch sử tín dụng cũng như tài sản thế chấp.
Đối với các sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ có tiềm
năng tăng trưởng nhanh do họ thường thực hiện thúc
đẩy nghiên cứu các sản phẩm đầu tư trên cơ sở phát
triển các sản phẩm cơ sở (Brezak Brkan, 2010) nên họ
dễ dàng tiếp cận được các nhà cung cấp vốn cho hoạt
động kinh doanh mạo hiểm (Business angels - “nhà
đầu tư thiên thần”) cũng như tranh thủ sự tư vấn từ
các nhà đầu tư này.
Nghiên cứu của EBAN Secretariat (2010) cho thấy,
trong năm 2009 có gần 18 tỷ Euro được đầu tư ở Mỹ
trong khi châu Âu chỉ chiểm khoảng từ 3 - 5 tỷ Euro.
Tuy nhiên, trên thực tế, tổng vốn đầu tư từ các quỹ đầu
tư mạo hiểm (VC) ở châu Âu (4 tỷ Euro) cao hơn ở Mỹ
(1,7 tỷ Euro), điều này là minh chứng rằng vốn cho
khởi nghiệp có thể khó nhưng không phải là không
thể tiếp cận được.
Thị trường vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp
tại Việt Nam
Doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Theo số liệu của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2007-2015, đã
có gần 692 nghìn DN đăng ký thành lập, nâng tổng số
DN đã đăng ký thành lập lên khoảng 941 nghìn DN.
Trong tổng số 941 nghìn DN đã được thành lập kể từ
khi có Luật DN đến nay, số DN còn hoạt động trong
nền kinh tế, tính đến hết ngày 31/12/2015 là khoảng
gần 513 nghìn DN (chiếm 54,5%), khoảng 428 nghìn
DN ngừng hoạt động hoặc giải thể (chiếm 45,5%),
trong đó số DN đã giải thể là khoảng 117 nghìn DN
(chiếm 12,5%). Đáng chú ý là sau những khi tăng
trưởng mạnh trong hai năm 2009-2010, số lượng DN
đăng ký thành lập đã có xu hướng giảm và ổn định
trong giai đoạn 2011-2014, bình quân m i năm khoảng
70 nghìn DN thành lập.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông,
hằng năm, có hơn 1.000 DN khởi nghiệp ra đời tại Việt
Nam. Tuy nhiên, DN “sống sót” sau khởi nghiệp chỉ
chiếm khoảng 10%. Các chuyên gia cho rằng nguyên
nhân là do DN khởi nghiệp ít được ưu đãi, h trợ và
các quy định của pháp luật còn “trói chân” DN.
Báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu 2015/2016
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...86
Powered by FlippingBook