TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
19
Sau hơn 6 năm ra đời và phát triển, đến cuối tháng
7/2016, thị trường UPCoM có 316 công ty đăng ký
giao dịch, trong đó 104 công ty đại chúng quy mô
lớn (chiếm 33%), 67 công ty thuộc diện hủy niêm yết
bắt buộc chuyển xuống giao dịch tại UPCoM (chiếm
21,2%). Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 129 tỷ
đồng (tháng 7/2016) so với 2 tỷ đồng phiên của thời kỳ
đầu mới thành lập thị trường.
Với kết quả trên, UPCoM đã khẳng định được
vị trí là một thị trường giao dịch tập trung do Nhà
nước quản lý, góp phần đạt được mục tiêu thu hẹp thị
trường tự do, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối
với thị trường chứng khoán, cụ thể:
- Quy mô thị trường không ngừng mở rộng;
- Thanh khoản của thị trường được cải thiện
đáng kể;
- Cơ chế giao dịch, thanh toán phù hợp, tạo thuận
lợi cho nhà đầu tư;
- Nhiều DN sau thời gian tập dượt tại thị trường
UPCoM đã nhận thức đầy đủ và chủ động chuyển
sàn niêm yết;
- Thông tin giao dịch, thông tin DN cơ bản được
thực hiện tốt góp phần nâng cao tính công khai,
minh bạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường
UPCoM vẫn còn một số hạn chế như: Tính thanh
khoản tuy được cải thiện song vẫn chưa cao, thị
trường chưa thực sự hấp dẫn và thu hút nhà đầu
tư tham gia; Còn nhiều DN chậm chễ trong việc
công bố thông tin; Quy mô và mức độ minh bạch
của DN chưa đồng đều dẫn đến việc DN, nhà đầu
tư đánh giá sai về hoạt động của thị trường. Mặc
dù Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã kịp thời
thực hiện việc phân bảng thị trường, tuy nhiên, do
thời gian thực hiện còn ngắn nên chưa đánh giá
được kết quả thực hiện. Ngoài ra, nhận thức của
DN, công chúng đầu tư đối với bản chất, mục tiêu
của thị trường UPCoM còn chưa chính xác, đôi khi
hiểu lầm.
của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ thường chỉ
chấp nhận mức độ rủi ro rất thấp, thậm chí bằng 0;
vốn qua sàn chứng khoán gặp không ít khó khăn... và
các kênh huy động vốn khác chưa thịnh hành tại Việt
Nam. Các “nhà đầu tư thiên thần”; các quỹ đầu tư
Accelerator (vốn mồi) thường không muốn tham gia
giai đoạn đầu vì rủi ro cao và chi phí quản lý gia tăng
do phải tăng cường nhân sự cho những khoản đầu tư
nhỏ này.
Với những lý do trên, việc cân nhắc hình thành
sàn giao dich chứng khoán dành riêng cho DN khởi
nghiệp sẽ tạo cơ hội cho DN này trong việc tiếp cận
thi trương vốn nhằm huy động vốn với chi phí thấp.
Kinh nghiệm của các quốc gia có hệ sinh thái khởi
nghiệp phát triển nhưMỹ, Singapore, Hàn Quốc, Anh,
Ấn Độ… đều có sự tham gia của chính phủ, không
chỉ với vai trò làm chính sách, mà còn cả vai trò nhà
đầu tư cho quỹ. Chẳng hạn, tại Mỹ, Chính phủ đầu
tư 25% tổng số vốn của Quỹ Huron River Ventures và
MichiganAccelerator Fund. Tại Singapore, Chính phủ
đầu tư đối ứng lên tới 3 triệu USD cho m i quỹ được
thành lập.
Theo kinh nghiệm khởi nghiệp của các quốc gia
trên thế giới, có 3 nội dung cần làm rõ, bao gồm: ý
tưởng sáng tạo và DN khởi nghiệp; hệ thống pháp
lý, chính sách của Chính phủ h trợ cho loại hình
này phát triển và cơ chế thu xếp vốn. Đối với Việt
Nam, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị
quyết 35/NQ-CP về h trợ và phát triển DN đến
năm 2020, Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề
án H trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025. Ngoài ra, Chính phủ cũng
đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng dự thảo
Nghị định về Quỹ mạo hiểm. Hiện Việt Nam đã có
hệ thống pháp lý về quỹ đầu tư, trong đó có quỹ tư
nhân và quỹ đại chúng. Đây là tiền đề quan trọng,
dựa trên đó có thể thay đổi, bổ sung một số điểm để
hình thành khung pháp lý liên quan đến quỹ cộng
đồng, quỹ mạo hiểm và một thống cơ quan chuyên
nghiệp quản lý quỹ.
Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất
1 triệu DN hoạt động. Giải pháp về một thị trường
như Sàn Chứng khoán KONEX của Hàn Quốc tại Việt
Nam được đánh giá cao. Thị trường này cần có sự
h trợ mạnh mẽ của Chính phủ và sự chung tay của
cộng đồng DN, quỹ đầu tư, nhà đầu tư… Vai trò của
Chính phủ là đặc biệt quan trọng đối với các DN khởi
nghiệp trong giai đoạn ban đầu. Việt Nam cũng đã
có hệ thống thị trường hoạt động tương đối có kinh
nghiệm, như ở Hà Nội có thị trường đăng ký giao dịch
(UPCoM) có thể sử dụng để phát triển thị trường quỹ
khởi nghiệp.
HÌNH 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG UPCOM 2013-2016
Nguồn: HNX và tổng hợp của tác giả
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...86
Powered by FlippingBook