TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
27
trường của 21 DN niêm yết đầu tiên trên sàn tăng
trung bình 20%. Với mức vốn hóa trung bình m i
công ty hơn 45 triệu USD thì dù những công ty này
vẫn ở trạng thái DN khởi nghiệp nhưng quy mô
cũng đã đủ lớn để thu hút NĐT.
Chính sách hỗ trợ của các nhà đầu tư đối với doanh
nghiệp khởi nghiệp
Yếu tố quan trọng thúc đẩy hệ sinh thái khởi
nghiệp là các NĐT. NĐT có thể là một công ty, một
tổ chức hoặc một cá nhân nắm giữ một lượng tiền
nhất định để đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi
nghiệp khác nhau với mong muốn thu lợi nhuận
trong tương lai. Đối với NĐT, rủi ro lớn nhất là
đầu tư vào dự án không thành công hoặc sản phẩm
không được khách hàng chấp nhận. Vì vậy, nhằm
tránh rủi ro xảy ra, NĐT kiêm luôn chức năng tư vấn
chiến lược, hoạch định, h trợ xây dựng quan hệ cho
DN khởi nghiệp để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN đạt kết quả kinh doanh cao nhất.
Trong số các NĐT đầu tư vào DN khởi nghiệp
phải kể tới “NĐT thiên thần”. Đây là những NĐT
với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá nhân
và đầu tư cho các DN khởi nghiệp đang trong giai
đoạn, phát triển ý tưởng thành sản phẩm cụ thể.
Số vốn của các “NĐT thiên thần” sẽ được dùng để
trang trải cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm
để có thể tạo ra doanh thu và thu hút sự chú ý của
các NĐT khác. Các dự án đầu tư của các “NĐT
thiên thần” thường có giá trị nhỏ, tính rủi ro cao,
đòi hỏi thời gian chờ đợi dài (có thể tới 8 năm) và
lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau khi DN khởi nghiệp
thành công, được định giá cao khi bán lại hoặc đưa
lên sàn chứng khoán.
Trên thực tế, DN khởi nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn trong việc huy động vốn để hiện thực hóa ý
tưởng hay nói cách khác rất nhiều NĐT hay quỹ
đầu tư không muốn đảm nhận vai trò “NĐT thiên
thần”, do tính chất rủi ro cao. Theo thống kê của
Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ, nếu đầu tư vào
giai đoạn phôi thai thì trong số 10 DN khởi nghiệp
chỉ có 1 DN khởi nghiệp thành công, hay nói cách
khác 90% khả năng là mất vốn.
chúng, nhưng được thành lập chuyên dụng cho các
DNNVV và DN khởi nghiệp với điều kiện niêm yết,
năng lực tài chính và hồ sơ pháp lý không quá chặt
chẽ (như Sàn Chứng khoán KOSDAQ vốn dành cho
những DN đã trưởng thành, có thời gian hoạt động
trung bình từ 12 năm trở lên).
DN khởi nghiệp đăng ký trên Sàn KONEX chỉ
cần đáp ứng được 1/3 tổng số yêu cầu đăng ký
trên Sàn Chứng khoán KOSDAQ. Ví dụ: DN khởi
nghiệp đăng ký trên Sàn KONEX chỉ cần đáp ứng
một trong những tiêu chí sau: tổng vốn tối thiểu là
500 triệu Won; doanh thu bán hàng từ 1 tỷ Won;
lợi nhuận ròng đạt mức từ 300 triệu Won. DN khởi
nghiệp cũng không phải đáp ứng tiêu chuẩn kế toán
quốc tế, hay những quy định về công bố thông tin
trên Sàn Chứng khoán KONEX. Ngoài ra, để h trợ
gia tăng tính cạnh tranh cho DN khởi nghiệp, Sàn
KONEX không cho phép DN đủ điều kiện đăng ký
trên Sàn KOSDAQ được đăng ký trên Sàn KONEX.
Những cổ phiếu trên Sàn KONEX được vận hành
theo khuôn khổ quy định riêng, khác với quy định
trên Sàn Chứng khoán KOSDAQ. Trong khi đó, đặc
điểm của Sàn Chứng khoán KONEX là chế độ tư
vấn chỉ định, theo đó một công ty chứng khoán ký
hợp đồng làm nhà tư vấn chỉ định cho một DN khởi
nghiệp muốn niêm yết trên Sàn KONEX. Nhiệm vụ
của công ty chứng khoán/tư vấn chỉ định là h trợ
DN khởi nghiệp đánh giá các điều kiện niêm yết và
công bố thông tin của công ty. Trường hợp DN khởi
nghiệp muốn phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng để niêm yết trên thị trường thì công ty chứng
khoán/tư vấn sẽ đứng ra tổ chức bảo lãnh.
Mặc dù các quy định đối với công ty niêm yết
có nới lỏng hơn, nhưng Chính phủ Hàn Quốc cũng
có những quy định riêng đối với hoạt động của Sàn
KONEX, nhằm bảo vệ NĐT cũng như giảm thiểu
các giao dịch không lành mạnh. Chẳng hạn, đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp trên Sàn KONEX chỉ giới
hạn đối với các NĐT chuyên nghiệp bao gồm Quỹ
Đầu tư mạo hiểm, các NĐT là các định chế hoặc
NĐT nhỏ l có số tiền đặt cọc tối thiểu là 300 triệu
Won. Những NĐT nhỏ l thông thường chỉ được
phép đầu tư gián tiếp qua các quỹ. Sàn KONEX
cũng có quy định giới hạn đầu tư hàng năm cho
NĐT nhỏ l , tối đa là 30 triệu Won, còn với NĐT
chuyên nghiệp thì hoạt động theo Luật Dịch vụ đầu
tư tài chính và thị trường vốn.
Sau 3 năm thành lập, đến nay quy mô vốn hóa
thị trường trên Sàn KONEX đã tăng hơn 8 lần, đạt
xấp xỉ 4,1 tỷ USD và có 108 DN niêm yết (so với 21
DN niêm yết ban đầu), chưa kể các DN chuyển sàn
niêm yết. Đặc biệt, hàng năm quy mô vốn hoá thị
Theo Cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và
vừa Hàn Quốc, nước này có khoảng 3,1 triệu
doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếmhơn 90%tổng
số lượng doanh nghiệp của quốc gia, thu h t
khoảng 11 triệu lao động, chiếm 87% tổng số
lượng lao động Hàn Quốc và sản xuất ra lượng
sản phẩm trị giá khoảng 447 tỷ USD hàng năm.
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...86
Powered by FlippingBook