TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 4

6
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHỞI NGHIỆP
Q
uốc gia khởi nghiệp là thuật ngữ được đề
cập đến trong cuốn sách cùng tên của Dan
Senor và Saul Singer (2009) viết về sự phát
triển thần kỳ của nền kinh tế Israel từ lúc lập quốc
cho đến khi trở thành quốc gia có nền công nghệ
hàng đầu thế giới. Chỉ bắt đầu hình thành từ năm
1948 với tài nguyên là con số không, 2/3 diện tích
là hoang mạc, còn lại là đồi núi cùng sự thù địch
và bao vây của thế giới Ả-rập, tại sao Israel lại có
sự phát triển thần kỳ như ngày nay với GDP đầu
người đứng thứ 23 và chỉ số phát triển con người
đứng thứ 18 thế giới? Câu trả lời chính là ở tinh
thần khởi nghiệp.
Theo businessdictionary.com, khởi nghiệp
là giai đoạn đầu trong vòng đời của một doanh
nghiệp (DN) khi chủ DN đó chuyển từ giai đoạn
ý tưởng sang giai đoạn đảm bảo được nguồn tài
chính, hình thành cơ cấu cơ bản của DN và bắt
đầu có những hoạt động hoặc trao đổi thương mại.
Theo Cơ quan phát triển DN nhỏ và vừa Hoa Kỳ:
Khởi nghiệp lại là đơn vị kinh doanh với đặc thù
phát triển dựa trên định hướng công nghệ và có
khả năng tăng trưởng nhanh.
Tại Việt Nam, thuật ngữ “khởi nghiệp” được đề
cập đến trong vài năm gần đây. Tuy nhiên chưa có
văn bản nào nêu rõ khái niệm “khởi nghiệp” cũng
như còn nhiều quan điểm khác nhau về khởi nghiệp.
Thời gian gần đây “khởi nghiệp” đã được thể hiện
trên thực tế qua một số chương trình và hoạt động
cụ thể do các tổ chức thực hiện như: Hội đồng Anh;
Trung tâm Hỗ trơ Thanh niên Khơi nghiêp thuôc
Hôi Liên hiệp Thanh niên Viêt Nam và Hôi Doanh
nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh; Chương trình Đối tác
Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan… Có thể
nói, khởi nghiệp tại Việt Nam đã có những bước
đi đầu tiên trên con đường hướng tới mục tiêu tạo
dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Quá trình hội nhập và khởi nghiệp ở Việt Nam
Cùng với quá trình phát triển kinh tế, Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới. Khởi đầu với sự khẳng định tại
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Việt Nam “độc
lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại”. Năm 1995, Việt Nam đã chính thức gia
nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 3 năm
sau đó là thành viên của Tổ chức Kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương. Dấu mốc hội nhập thực sự là
việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
Thế giới từ năm 2007. Cho đến nay, Việt Nam đã
ký 10 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 8
hiệp định đã có hiệu lực gồm: FTA ASEAN- Trung
Quốc, FTA ASEAN - Hàn Quốc, Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, FTA ASEAN
- Australia/New Zealand, FTA ASEAN - Ấn Độ,
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản,
FTA Việt Nam - Chi Lê, FTA Việt Nam - Hàn Quốc
và 2 hiệp định đã ký kết, gồm Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) và FTA Việt Nam
liên minh kinh tế Á - Âu. Ngoài ra, Việt Nam cũng
đã kết thúc đàm phán một FTA với Liên minh châu
Âu và đang đàm phán về 4 FTA khác.
Với việc hội nhập ngày càng sâu, rộng, Việt
Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu
tư từ các DN trên khắp thế giới, đặc biệt là các nhà
đầu tư đến từ các quốc gia, khu vực có cam kết tự
do thương mại, đầu tư với Việt Nam như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,
Hoa Kỳ, EU... Đây cũng chính là một trong những
HƯỚNGTỚI MỤC TIÊUQUỐC GIA KHỞI NGHIỆP
ThS. TRỊNH ĐỨC CHIỀU
- Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Với việc hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ
các doanh nghiệp trên khắp thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp theo đó cũng dần được hình thành,
hướng tới mục tiêu quốc gia khởi nghiệp với khởi nghiệp sáng tạo là trung tâm. Ngày 18/5/2016,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc
gia đến năm 2025”. Đề án hướng tới mục tiêu tạo dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Từ khóa: Hội nhập, khởi nghiệp, vốn đầu tư mạo hiểm, hệ sinh thái, môi trường kinh doanh.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...86
Powered by FlippingBook