TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 42

44
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
sở hữu đích thực của phần vốn nhà nước chính là
công chúng, các DN có vốn nhà nước đương nhiên
có tính “đại chúng hơn” so với các công ty đại chúng
thông thường.
Việc minh bạch và công khai thông tin tài chính
về các DN có vốn nhà nước nên thực hiện dưới hai
hình thức:
- Công khai các thông tin, báo cáo, báo cáo tài
chính, báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính đã được
kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập quốc tế
trên phương tiện thông tin đại chúng; Bắt buộc trên
website của DN có vốn nhà nước phải có chuyên
mục công khai và lưu trữ thông tin tài chính.
- Các cá nhân chịu trách nhiệm quản lý vốn nhà
nước hoặc quản lý DNNN phải tham gia giải trình
trước Quốc hội, khi có các thông tin phản biện của
xã hội hoặc DN có vốn nhà nước bị rơi vào tình
trạng giám sát đặc biệt.
Các loại báo cáo chính của DN có vốn nhà nước
phải công khai như sau:
(i) Báo cáo về kế hoạch, trong đó liệt kê các mục
tiêu kế hoạch được đặt ra đối với từng DN trong
năm, nhất là các dự án đầu tư.
(ii) Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch (bao
gồm các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo
cáo của tổng giám đốc hoặc báo cáo quản trị DN).
(iii) Báo cáo tổng hợp là báo cáo về toàn bộ hoạt
động của DN có vốn nhà nước, được thực hiện bởi
các cơ quan đại diện chủ sở hữu, hoặc kiểm toán
nhà nước hoặc các cơ quan giám sát. Báo cáo tổng
hợp nhằm mục đích báo cáo Quốc hội và cung cấp
thông tin cho công chúng. Đối với các báo cáo được
giữ kín giữa các DN có vốn nhà nước có liên quan
và cơ quan chủ sở hữu, các đơn vị tư vấn, chính
phủ, chỉ thảo luận tại Quốc hội và Quốc hội phê
chuẩn không cần công khai.
- Đối tượng công khai thông tin không chỉ là các
DN có vốn nhà nước mà còn là các tổ chức, cơ quan
được giao nhiệm vụ đầu tư hoặc quản lý vốn nhà
nước đầu tư tại DN. Cần có cơ chế giám sát thực
hiện công khai thông tin của các DN và các cơ quan
chủ sở hữu, gắn với chế tài cụ thể và đủ mạnh.
Tài liệu tham khảo:
1. Temasek Holdings, Frequently asked questions about Temasek Holdings, Tài
liệu hội thảo tại Hà Nội năm 2008 do Đại diện Temasek Holdings tại Việt
Nam cung cấp;
2. Báo cáo của Chính phủ về “Tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh năm 2014 của các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ và DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước” tại kỳ họp thứ 10, Quốc
hội khóa XIII năm 2015;
3. Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18/9/2015.
và phản ánh vụ việc trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Chẳng hạn như: Vinashin, Vinaline, Tổng
công ty công nghiệp xi măng….
Đề xuất mô hình tổ chức thực hiện
Về mô hình tổ chức đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà
nước tại DN có vốn nhà nước
Yêu cầu tách bạch chức năng quản lý nhà nước
của Chính phủ, các Bộ chuyên ngành, UBND các
tỉnh, thành phố và chức năng đầu tư kinh doanh
vốn của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước
tại các DN có vốn nhà nước của cơ quan thực hiện
quyền chủ sở hữu là tất yếu khách quan. Việc tách
bạch này thực hiện càng sớm, càng kiên quyết thì
lợi ích của Nhà nước và nhân dân càng được bảo
vệ. Để thực hiện quyền chủ sở hữu phần vốn nhà
nước tại DN không nên giao cho bất cứ cơ quan
nào của Chính phủ mà nên giao cho một định chế
tài chính của Chính phủ, hoạt động theo mô hình
DN thực hiện tương tự như mô hình Temasek của
Singapore. Định chế tài chính thuộc Chính phủ
được thành lập và hoạt động theo Luật DN như
một quỹ đầu tư chuyên nghiệp, đem lại giá trị tối
đa cho các cổ đông, trong đó có cổ đông nhà nước
thông qua việc gia tăng giá trị các khoản đầu tư
trong danh mục.
Trước mắt, có thể tái cấu trúc Tổng Công ty Đầu
tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) một cách
phù hợp hơn. Hàng năm, hoặc định kỳ 5 năm SCIC
sẽ ký hợp đồng quản lý DN theo các mục tiêu, nhiệm
vụ do Nhà nước giao giữa Chính phủ và Ban quản
lý điều hành SCIC; đồng thời, quy định chế độ báo
cáo cho các cơ quan có liên quan về việc thực hiện
các nội dung đã ký trong Hợp đồng, nếu kỳ hạn là
5 năm thì hàng năm phải có rà soát, đánh giá. Các
điều khoản của hợp đồng sẽ được coi là khuôn khổ
thể chế ràng buộc trách nhiệm của DN đối với chủ
sở hữu; đồng thời, cũng là cơ sở để thực hiện quản
lý và giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước đối
với phần vốn của nhà nước đầu tư vào DN.
Về thực hiện công khai tài chính
Tăng cường công khai, minh bạch thông tin tài
chính của DN có vốn nhà nước vừa tăng thêm năng
lực quản trị và giải trình của DN có vốn nhà nước
vừa thực hiện có hiệu quả mục tiêu giám sát, phản
biện của xã hội đối với hiệu quả sử dụng, quản lý tài
sản của toàn dân. Trong nhiều nước thuộc Tổ chức
hợp tác và Phát triển kinh tế, DN có vốn Nhà nước
không niêm yết cũng phải báo cáo theo các chuẩn
mực tương tự như các công ty niêm yết. Bởi vì, chủ
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...86
Powered by FlippingBook