TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 52

54
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Giao thông Nhật Bản trước đây đã thực hiện các
phương pháp thẩm định khác nhau và không công
bố chi tiết về các phương pháp. Mặc dù vậy, do quy
trình này bị chỉ trích về tính minh bạch và các dự
án hoàn thành không mang lại kết quả như mong
đợi, nên từ năm 1998, Nhật Bản đã phải chuẩn
hóa và công khai hóa quy trình và phương pháp
thẩm định, với việc ban hành “Hướng dẫn thẩm
định khi phê duyệt dự án đầu tư công thuộc thẩm
quyền của Bộ Xây dựng” và “Hướng dẫn chi tiết
việc thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư công
trong lĩnh vực đường bộ và đường nội đô”. Theo
đó, phương pháp thẩm định dự án đầu tư công
cũng được ban hành thống nhất. Điều này giúp
bảo đảm lựa chọn được các dự án tốt hơn, nhất là
trong bối cảnh nguồn lực đầu tư công hạn chế và
các dự án hạ tầng thường có quy mô lớn.
Vương quốc Anh:
Nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi và hiệu quả
kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư công, Vương
quốc Anh đã kết hợp hài hòa các quy trình lập kế
hoạch ngân sách và lập kế hoạch cung ứng dịch vụ
công trong dài hạn. Quy trình quyết định phân bổ
đầu tư giữa các lĩnh vực chính phụ thuộc vào các n
lực vận động và quyết định của Đảng nắm quyền.
Tuy nhiên, các quyết định này dựa nhiều vào các
báo cáo rà soát chính sách và “Sách Trắng”. Mặc
dù Bộ Tài chính không đặt ra các ưu tiên trong dài
hạn cho các lĩnh vực, cơ quan này lại có vai trò quan
trọng trong việc điều phối chính sách và tư vấn kỹ
thuật cấp cao cho các lãnh đạo.
Vương quốc Anh có những tiêu chí thực tiễn
nhằm xác định các ưu tiên đối với lĩnh vực giao
thông trong dài hạn. Theo đó, hoạt động đầu tư cho
lĩnh vực giao thông chịu sự điều chỉnh của Hướng
dẫn về ngân sách của Bộ Tài chính đối với Bộ Giao
thông. Đối với các dự án cụ thể đã được đưa vào
trong chiến lược ngành, các dự án ở Vương quốc
Anh vẫn phải qua những vòng đánh giá về chi phí
lợi ích, thậm chí cả những nghiên cứu về các trường
hợp điển hình, trước khi có đánh giá về mức độ ưu
tiên đối với dự án.
Đối với chi tiêu ngân sách, Chính phủAnh có quy
trình chi ngân sách thận trọng nhằm đảm bảo khả
năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư trong trung và
dài hạn, bao gồm cả các dự án đầu tư hạ tầng. Trong
khuôn khổ tài khoá chung, Chính phủ Anh sẽ đưa
ra khung chi tiêu trong nhiều năm để các Bộ chủ
động lập kế hoạch. Bộ Tài chính tiến hành rà soát chi
tiêu 2 năm một lần, trên cơ sở đó đề ra lộ trình chi
ngân sách cho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình
Đến năm 1994, Nhật Bản đã buộc phải quay
trở lại với việc phát hành trái phiếu chính phủ để
bù đắp cho ngân sách nhà nước, do kinh tế tăng
trưởng chậm, thậm chí là suy thoái. Điều này ảnh
hưởng đến việc thực hiện nguyên tắc chỉ phát
hành trái phiếu chính phủ cho đầu tư công đề ra
từ những thập kỷ trước. Do nguồn lực huy động
từ trái phiếu chính phủ là hữu hạn, việc phát hành
trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách cũng làm
giảm nguồn lực có thể huy động phục vụ cho hoạt
động đầu tư công. Đây chính là nguyên nhân dẫn
đến xu hướng giảm đầu tư công ở Nhật Bản trong
những năm gần đây.
Nhằm tăng hiệu quả đầu tư công và giảm áp
lực đối với ngân sách nhà nước, từ giữa năm 2010,
Chính phủ Nhật Bản quyết định thực hiện chiến lược
quản lý tài khóa, trong đó đề ra các mục tiêu củng
cố tình hình tài khóa chặt chẽ. Để hoàn thành mục
tiêu đặt ra, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai thực
hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung quản
lý chặt chẽ ngân sách trung ương và địa phương.
Kết quả là đến năm 2015, tổng thâm hụt ngân sách
của Chính phủ ở cấp Trung ương và địa phương
được cắt giảm một nửa so với năm 2010 và dự kiến
chuyển sang thặng dư ngân sách vào năm 2020.
Bên cạnh đó, chiến lược này cũng đề ra tỷ lệ dư
nợ đến năm 2021 cũng phải giảm so với GDP. Đây
chính là định hướng lớn nhằm tạo sự chuyển biến
lớn cho hoạt động đầu tư công ở nước này, tạo thêm
lợi ích kinh tế trong dài hạn. Mặt khác, các cơ quan
chức năng Nhật Bản hiện sử dụng nhiều phương
pháp phân tích chi phí - lợi ích để thẩm định hiệu
quả của các dự án đầu tư công. Về nguyên tắc, việc
kết hợp kết quả theo các phương pháp khác nhau
đối với cùng một công trình là khả thi. Tuy nhiên,
việc so sánh kết quả thẩm định các dự án được cho
là có tác động tương tự - sử dụng các phương pháp
thẩm định khác nhau - là rất khó khăn do các công
trình này không giống nhau.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng Nhật Bản đã
công khai phương pháp thẩm định các dự án đầu
tư xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, đối với các dự án
đường bộ/đường nội đô, Bộ Đất đai, Hạ tầng và
Đầu tư công cần phải được thực hiện hài hoà
với khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế -
xã hội cả cấp quốc gia và cấp vùng theo như
kinh nghiệm của nước Anh. Đầu tư công chỉ là
một công cụ chính sách nhằm thực hiện mục
tiêu tối cao là phát triển kinh tế - xã hội ở cả
cấp quốc gia và cấp vùng.
1...,42,43,44,45,46,47,48,49,50,51 53,54,55,56,57,58,59,60,61,62,...86
Powered by FlippingBook