TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 55

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
57
BCTC Singapore cho các thực thể nhỏ ở Singapore.
Các thành viên của công chúng và các bên liên quan
đều có thể gửi ý kiến về các dự định của ASC. Đến
30/11/2010, ASC đã ban hành Tiêu chuẩn BCTC cho
các thực thể nhỏ (SFR cho các thực thể nhỏ). Tiêu
chuẩn này có hiệu lực từ 01/01/2011. Các Tiêu chuẩn
BCTC Singapore cho thực thể nhỏ dựa trên Chuẩn
mực kế toán quốc tế cho DNNVV, tuy nhiên, tài
liệu tham khảo là Tiêu chuẩn BCTC Singapore thay
vì IFRS. Nó có dung lượng các trang bằng khoảng
10% Tiêu chuẩn BCTC Singapore đầy đủ, được viết
bằng tiếng Anh một cách dễ hiểu. Số lượng yêu cầu
thuyết minh (đặc biệt là đối với công cụ tài chính)
cũng được đơn giản hóa và giảm đáng kể.
Malaysia
Malaysia là một trong những nước đang phát
triển ở châu Á. Trình độ phát triển kinh tế và đặc
điểm DNNVV ở đây có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam (chiếm 97,3% tổng số cơ sở kinh doanh
tại Malaysia), phần lớn hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ, sản xuất và công trình xây dựng, được
chia thành 3 nhóm là: siêu nhỏ, nhỏ, vừa. Hội đồng
chuẩn mực kế toán Malaysia (MASB) là cơ quan chịu
trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán. Trước khi
áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV,
ở Malaysia có 2 bộ tiêu chuẩn cho các tổ chức tư
nhân: Chuẩn mực báo cáo cho thực thể tư nhân -
Private Entity Reporting Standards (Pers) và Chuẩn
mực báo cáo cho các đối tượng cá nhân - Malaysian
Private Entities Reporting Standard (MPERS)
Năm 2013, một dự thảo tiếp xúc với những đề
xuất sửa đổi chuẩn mực kế toán cho thực thể tư
nhân được thực hiện. Một là, sẽ áp dụng một khuôn
khổ BCTC riêng Chuẩn mực báo cáo cho các đối
tượng cá nhân cho tất cả các tổ chức khu vực tư
nhân, thay thế các Chuẩn mực báo cáo cho thực thể
tư nhân. Hai là, sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc
tế cho DNNVV trong 3 lĩnh vực: thuế thu nhập, bất
động sản, miễn chuẩn bị BCTC hợp nhất. Malaysia
thay đổi những nội dung này với mục đích cung
cấp thông tin hữu ích hơn cho người dùng, tăng khả
năng so sánh với BCTC của các thực thể tư nhân ở
các nước khác, giảm độ phức tạp, hoặc đề nghị IASB
xem xét các yêu cầu khác trong Chuẩn mực kế toán
quốc tế cho DNNVV hiện hành (yêu cầu về thuế thu
nhập).
Tháng 02/2014, MASB đã ban hành “Chuẩn
BCTC cho các tổ chức tư nhân, thực thể cá nhân
Malaysia” (MPERs). Các đơn vị đủ điều kiện có
thể lựa chọn áp dụng 1 trong 2 Tiêu chuẩn nêu
trên hoặc Tiêu chuẩn Financial Reporting (SX,
dụng BCTC. Hầu hết các ngân hàng khi xem xét liệu
để mở rộng cho vay thì thường có xu hướng dựa
vào sự đảm bảo cá nhân/tài sản đảm bảo được cung
cấp bởi các giám đốc và/hoặc cổ đông của các công
ty, chứ không phải là BCTC.
Năm 2008, ASC đã thành lập một nhóm chuyên
trách xem xét khả năng ban hành quy định riêng
về BCTC đối với các DNNVV tại Singapore. Với tất
cả những lý do nêu trên thì hầu hết các ý kiến cho
rằng cần thiết có một tiêu chuẩn riêng về BCTC cho
DNNVV.
Tại Singapore, một cuộc tham vấn rộng rãi đã
được thực hiện từ 12/5 – 30/6/2008 về các tiêu chí
để một tổ chức được coi là DNNVV và áp dụng
quy định riêng về BCTC. Nhiều ý kiến cho rằng
cần làm rõ khái niệm “trách nhiệm công cộng” và
một DNNVV cần đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí: (1) Tài
sản ròng không lớn hơn 15 triệu đô la Singapore;
(2) Doanh thu hàng năm không quá 15 triệu đô la
Singapore (3) Số lượng trung bình của người lao
động không hơn 200. Tuy nhiên, khi xem xét lại
thì các tiêu chuẩn trên phù hợp với nhóm công ty
đang ở giai đoạn chuẩn bị niêm yết hơn. ASC đã
tiến hành thảo luận tập trung với một nhóm công
ty được chọn.
Tháng 3/2010, các tiêu chuẩn chính thức được
ban hành. Một thực thể đủ điều kiện để sử dụng
các tiêu chuẩn BCTC Singapore cho các thực thể
nhỏ nếu đáp ứng các tiêu chí định tính và định
lượng: không phải công khai trách nhiệm, công bố
báo cáo tài chính nói chung mục đích cho người
sử dụng bên ngoài và đáp ứng các nghĩa của một
“thực thể nhỏ”. Một thực thể hội đủ điều kiện như
là một thực thể nhỏ nếu nó đáp ứng ít nhất 2 trong
3 tiêu chuẩn sau đây: (1) Tổng doanh thu hàng
năm không quá 10 triệu đô la Singapore (khoảng
7,5 triệu USD); (2) Tổng tài sản không quá 10 triệu
đô la Singapore (khoảng 7,5 triệu USD); (3) Tổng
số lao động không quá 50 người. Doanh nghiệp sẽ
phải thực hiện Tiêu chuẩn BCTC Singapore đầy đủ
nếu không đáp ứng các tiêu chí trên trong 2 năm
liên tiếp. ASC cho rằng tiêu chí này là phù hợp để
giảm thiểu các vấn đề không thể so sánh được trong
khi cho phép ít nhất 80% các công ty tại Singapore
đủ điều kiện sử dụng tiêu chuẩn BCTC Singapore.
Như vậy, không phải tất cả các công ty Singapore
đáp ứng định nghĩa “DNNVV” của IASB đều đủ
điều kiện để sử dụng Tiêu chuẩn BCTC Singapore
cho thực thể nhỏ.
Một văn bản thỏa thuận gồm những nội dung
trên đã được ban hành với mục đích thông báo cho
công chúng về việc có thể ban hành Tiêu chuẩn
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...86
Powered by FlippingBook