TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 56

58
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
là chuẩn mực kế toán đã được điều chỉnh từ IFRS,
sự tham khảo chéo này mang lại nhiều thuận lợi
hơn cho doanh nghiệp (trường hợp Singapore tài
liệu tham khảo cho DNNVV là SFR thay vì IFRS).
Hai là
, nên xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực kế
toán quốc tế cho DNNVV cho phù hợp với đặc
điểm nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy,
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV như một
ngôn ngữ kinh doanh chung trên toàn cầu. Nó giúp
cho thông tin có thể so sánh được trên diện rộng,
song, không phải là phù hợp hoàn toàn với tất cả
các nước có trình độ phát triển kinh tế và chuẩn
mực kế toán khác nhau. Cần hướng đến mục đích
giúp cho thông tin hữu ích hơn cho người dùng,
giảm độ phức tạp, hoặc đề nghị IASB xem xét các
yêu cầu khác trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cho
DNNVV hiện hành (yêu cầu về thuế thu nhập –
trường hợp Malaysia).
Ba là,
sự hòa hợp cần toàn diện và triệt để nhất
có thể, thậm chí là đón đầu. Phiên bản năm 2014
ở Malaysia trước khi có hiệu lực vào 01/01/2016
đã được sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi
của Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV trong
thời gian đó (IASB sửa đổi năm 2015). Những sự
khác biệt về thuế thu nhập trong phiên bản 2014
của Malaysia chính là những nội dung đề nghị IASB
xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực kế toán quốc tế cho
DNNVV. Sau khi chỉnh sửa thì những khác biệt về
thuế thu nhập không còn nữa. Điều này cho thấy sự
phối kết hợp chặt chẽ giữa MASB và IASB, giúp tiết
kiệm chi phí cho những nước triển khai chuẩn mực
kế toán quốc tế và tạo sự thuận tiện cho DNNVV
khi tiếp cận chuẩn mực này. Bản thân IASB cũng cắt
bớt được “độ trễ” trong quá trình h trợ các nước
thông qua Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV
sửa đổi.
Bốn là,
cần làm rõ những thuật ngữ quan trọng để
những rào cản về ngôn ngữ không làm ảnh hưởng
đến phạm vi áp dụng và nội dung của chuẩn mực.
Điều này là rất quan trọng với Việt Nam khi IFRS
đầy đủ chưa được áp dụng, tiếng Anh không phải là
thứ ngôn ngữ phổ biến và hệ thống Luật pháp còn
chưa phát triển.
Tài liệu tham khảo:
1. ASC (2007), Proposed finacial reporting standard;
2. Deloite (2010), Statement of Intent – SFRS for Small Entities;
3. Lim Ju May & Ang Sun Lii (2014), SFRS for Small Entities – Why Not Jump
On The Bandwagon?, IS Chartered Accountant, (pg 50-53);
4. Deloite (2015), Malaysia adopts framework for SMEs;
5. IASB (2016), Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV;
6. Deloite (2013), New proposals for private entity reporting in Malaysia.
tương đương với IFRS). Tiêu chuẩn này có hiệu
lực từ 01/01/2016. Các hướng dẫn tương tự như
của IASB trong Chuẩn mực kế toán quốc tế cho
DNNVV trừ yêu cầu về thuế thu nhập, hoạt động
phát triển bất động sản và một số thay đổi trong
thuật ngữ. Tuy nhiên, tháng 05/2015, IASB công bố
sửa đổi Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV,
vì vậy MASB cũng sửa đổi Chuẩn BCTC cho các
tổ chức tư nhân, thực thể cá nhân cho tương ứng.
Sau khi sửa đổi, những khác biệt giữa 2 bộ chuẩn
mực về thuế thu nhập không còn nữa. Phiên bản
2014 vẫn áp dụng từ 01/01/2016, những nội dung
sửa đổi sẽ áp dụng từ 01/01/2017. Động thái này
cho thấy sự hòa hợp một cách tối đa nhất có thể,
với mong muốn tiệm cận gần nhất với chuẩn mực
kế toán quốc tế, không phải sự hòa hợp mang tính
hình thức của Malaysia. Điều này là hoàn toàn
có lợi cho bản thân DNNVV khi cập nhật luôn
Chuẩn BCTC cho các tổ chức tư nhân, thực thể
cá nhân trước khi áp dụng vào 2016, “đón đầu”
trong những quy định về thuế thu nhập cho thấy
sự kết hợp chặt chẽ giữa MASB và IASB khi triển
khai chuẩn mực kế toán quốc tế. Như vậy, tổ chức
tư nhân có thể chọn khung kế toán như sau:
- Chuẩn mực báo cáo cho thực thể tư nhân -
PERS: có hiệu lực đến 01/01/2016.
- Chuẩn mực báo cáo cho các đối tượng cá nhân
- MPERS: có hiệu lực từ 01/01/2016.
- Chuẩn mực BCTC - SX: Được coi là đã hội tụ
hoàn toàn với IFRS đầy đủ từ 2012 (bắt buộc với
công ty niêm yết).
Kinh nghiệm cho Việt Nam
Sự hòa hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ
quốc tế là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hóa đang
diễn ra ngày càng nhanh, sâu và toàn diện như hiện
nay. Qua phân tích những vấn đề trong quá trình áp
dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV tại
Singapore và Malaysia, có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
Một là,
cần có lộ trình hòa hợp với chuẩn mực kế
toán quốc tế một cách thận trọng, nên để các doanh
nghiệp lớn (niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước.
Cả Singapore và Malaysia đều áp dụng IFRS đầy
đủ trước rồi mới đến Chuẩn mực kế toán quốc tế
cho DNNVV. Đây là một thuận lợi bởi một số nội
dung Chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV vẫn
phải tham khảo chéo IFRS đầy đủ. DNNVV hòa hợp
với chuẩn mực kế toán quốc tế sau có phần hợp lý
hơn bởi chúng vốn được coi là có trình độ quản lý,
kế toán bị hạn chế. Khi đó, tài liệu tham khảo với
DNNVV có thể không phải là IFRS đầy đủ nữa mà
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...86
Powered by FlippingBook