TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 6

8
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KHỞI NGHIỆP
minh, ho vân con qua đê cao y tương cua minh
ma chưa hiêu vê viêc phat triên môt mô hinh kinh
doanh hiêu qua.
Thứ tư,
năng lực sáng tạo của các DN Việt Nam
còn rất hạn chế. Theo Lương Minh Hà, Đ Thu
Hằng, Vương Thu Trang (2015), chỉ có chưa tới
7% trong tổng số bằng sáng chế được cấp tại Việt
Nam trong giai đoạn 1995-2014 là của người Việt,
cấp cho các cá nhân và DN nước ngoài. Bên cạnh
đó, các tác giả cũng dẫn chứng kết quả từ khảo sát
trong nghiên cứu của Napier, Vu và Vuong (2012)
cho thấy, có tới 42,3% các dự án khởi nghiệp tự
nhận thấy không có – hoặc không cần đến – năng
lực sáng tạo nào và chỉ có 14,1% tự đánh giá rằng,
hàm lượng ý tưởng đổi mới sáng tạo trong kế
hoạch khởi nghiệp là đáng kể.
Thứ năm,
huy động vốn cho khởi nghiệp gặp
nhiều khó khăn. Với bản chất rủi ro lớn, thiếu tài
sản đảm bảo của các DN khởi nghiệp thì dường
như kênh phù hợp và hiệu quả nhất là các kênh
đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, số lượng các quỹ đầu
tư trong và ngoài nước cho khởi nghiệp ở Việt Nam
không nhiều. Trung bình m i năm chỉ có khoảng
10-20 DN khởi nghiệp Việt Nam nhận được đầu tư
từ những quỹ đầu tư này. Trong khi đó, việc hình
thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đang gặp
không ít khó khăn cả về khía cạnh quy định pháp
luật cũng như trên thực tế triển khai.
Thứ sáu,
nhiều quốc gia khác (Singapore, Hồng
Kông…) có chính sách thu hút DN khởi nghiệp,
đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo với nhiều ưu đãi
hơn rất nhiều so với Việt Nam, dẫn đến tình trạng
một số DN khởi nghiệp sáng tạo chỉ sau một thời
gian ngắn đã chuyển sang đăng ký hoạt động tại
các quốc gia này.
Nguyên nhân dẫn tới những khó khăn và thách
thức ở trên là do những yếu tố sau:
Một là,
mặc dù đã có những nghiên cứu, chương
trình, đề án liên quan đến khởi nghiệp song đến
nay Việt Nam vẫn chưa có văn bản nào nêu rõ khái
chương trình h trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi
mới sáng tạo (Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng
tạo Việt Nam – Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới,
sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công
nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát
triển các cơ sở ươm tạo DN)...; Các sự kiện cho khởi
nghiệp diễn ra khá rầm rộ (Techfest, Demoday,
HatchFair, Venture Cup, StartupWeekend, Startup
Fair Danang…).
Kết quả là nhiều DN khởi nghiệp sáng tạo đã
hình thành và thu hút được những khoản đầu
tư rất lớn. Ví dụ như: Momo (28 triệu USD), Cốc
Cốc (14 triệu USD), Foody, KAfe Group (5,5 triệu
USD)... Như vậy, có thể nói hệ sinh thái khởi
nghiệp, trong đó có khởi nghiệp sáng tạo đã từng
bước được hình thành và đã đạt được những kết
quả rất đáng khích lệ.
Khó khăn và thách thức
Tuy nhiên, môi trường khởi nghiệp Việt Nam
cũng đang gặp không ít những hạn chế, thách thức,
cụ thể:
Thứ nhất,
các chỉ số về khởi nghiệp không có
nhiều thay đổi trong 3 năm 2013-2015 cả về mức
độ và thứ tự xếp hạng của các chỉ số. Theo Báo cáo
khởi sự Việt Nam 2014, ba chỉ số: Cơ sở hạ tầng,
sự năng động của thị trường nội địa, văn hóa và
chuẩn mực xã hội có điểm số cao nhất trong số 12
nhân tố nhưng cũng chỉ đạt mức trung bình với
giá trị lần lượt là 3,75; 3,71 và 3,13 điểm theo thang
điểm 1- 5,9, chỉ số còn lại được đánh giá dưới mức
trung bình và chỉ số về Giáo dục về kinh doanh ở
bậc phổ thông đạt điểm thấp nhất ở mức 1,83.
Thứ hai,
tâm lý lo ngại về thất bại trong kinh
doanh dẫn đến tỷ lệ khởi nghiệp thấp. Theo Báo
cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2014 (VCCI), tỷ lệ khởi
sự kinh doanh ở Việt Nam năm 2014, chỉ đạt 2%,
giảm so với mức 4% của năm 2013 và thấp hơn
nhiều so với mức bình quân 12,4% ở các nước phát
triển dựa trên nguồn lực. Cũng theo báo cáo này,
mặc dù tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam lo sợ
thất bại trong kinh doanh đã giảm từ 56,7% năm
2013 xuống còn 50,1% năm 2014, song vẫn còn rất
cao so với mức 31,4% ở các nước phát triển dựa
trên nguồn lực và 31,6% ở các nước dựa trên hiệu
quả. Chỉ có 18,2% người trưởng thành ở Việt Nam
có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới,
thấp hơn mức trung bình 40,2% ở các nước phát
triển dựa trên nguồn lực.
Thứ ba,
năng lực của các DN khởi nghiệp còn
hạn chế. Nhiêu nha sang lâp DN khơi nghiêp chưa
thê thuyêt trinh mach lac dư an kinh doanh cua
HÌNH 2: CHỈ SỐ KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM 2014
Nguồn: Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2014 (VCCI)
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...86
Powered by FlippingBook