TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 65

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
67
bảo chất lượng tín dụng nói chung của hệ thống
Agribank. Số liệu diễn biến trong cả giai đoạn 2009
- 2014 của Agribank cho thấy rõ xu hướng diễn biến
cho vay hộ sản xuất.
Hàng năm, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm
khoảng 50% so với tổng dư nợ cho vay của Agribank
và có xu hướng tăng lên, đỉnh cao là năm 2014 tăng
gần 56% và năm 2013 lên tới trên 56%. Điều đó cho
thấy, cho vay hộ sản xuất có vai trò rất quan trọng
của Agribank.
Dư nợ cho vay của Agribank bằng VND đến hết
năm 2014 là 338.632 tỷ đồng, toàn bộ bằng nội tệ.
Trước đó, đến hết năm 2013 là 298.578 tỷ đồng VND
và dư nợ cho vay bằng vàng và ngoại tệ (quy đổi) là
72 tỷ đồng. Do đặc thù kinh tế hộ sản xuất và theo
quy định về cho vay ngoại tệ của NHNN, tín dụng
hộ sản xuất của Agribank được thực hiện chủ yếu
bằng tiền tệ.
Trong các năm 2009 - 2012, quy mô nợ xấu cho
vay hộ sản xuất của Agribank không ngừng tăng
lên nhưng có xu hướng giảm trong các năm 2013-
2014. Đến hết năm 2014, dư nợ cho vay hộ sản
xuất đạt 338.632 tỷ đồng, nợ xấu là 4.840 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 1,43%, giảm nhẹ so với tỷ lệ 1,51% của
năm 2013.
Phương thức ủy thác qua tổ vay vốn của các tổ chức
đoàn thể
Đến hết năm 2014, tỷ lệ nợ xấu cho vay thông
qua các tổ của các đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Phụ
nữ…) của Agribank bình quân là 1,19%. Tốc độ tăng
trưởng dư nợ cho vay qua tổ của các năm 2013 -2014
chậm hơn các năm 2009 – 2012, bởi về cơ bản hộ dân
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đây là một điều kiện cần để hộ dân có thể thế chấp
tài sản vay với lượng vốn lớn hơn, đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn. Bên
cạnh đó, hoạt động của tổ vay vốn đơn điệu, không
có hoạt động lồng ghép như khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư, hay các hoạt động chuyển giao
kinh nghiệm, do vậy, không khuyến khích, thu hút
được các hộ dân tham gia tổ vay vốn.
cụ thể của hoạt động tín dụng hộ sản xuất là số liệu
này được tổng hợp và theo dõi tại chi nhánh tỉnh,
thành phố. Do đó, bài viết không có điều kiện thu
thập đầy đủ số liệu của tất cả hơn 200 chi nhánh cấp
1 của Agribank.
Về xử lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất, ngay tại
cơ sở, tức là ngay tại phòng giao dịch và chi nhánh
Agriabank huyện, thị xã, khi phát sinh nợ quá hạn,
phát sinh nợ xấu đã được thực hiện theo đúng quy
trình, thực hiện đúng các bước. Khi tìm tất cả các
biện pháp và thực hiện đầy đủ các biện pháp mà
không có hiệu quả thì mới chuyển sang nợ xấu, tiếp
đó là xử lý rủi ro và đưa ra theo dõi ngoại bảng.
Về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hộ sản
xuất, trong toàn hệ thống Agribank thực hiện việc
trích lập dự phòng rủi ro chung và dự phòng rủi ro
cụ thể theo đúng quy định hiện hành của NHNN.
Theo đó, kết quả trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
hộ sản xuất trong giai đoạn 2009-2014 của Agribank
được thể hiện ở bảng 1.
Quy mô trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hộ
sản xuất của Agribank tăng cao qua các năm, năm
2014 tăng gấp 1,5 lần năm 2009 và không tăng tương
ứng với quy mô nợ xấu, bởi vì, quy mô nợ xấu năm
2014 tăng gấp 1,8 lần năm 2009. Nguyên nhân của
việc không tăng tương ứng này chủ yếu là do cơ
cấu các nhóm nợ có thay đổi, tỷ trọng nợ nhóm 5
giảm. Hàng năm Agribank cũng thực hiện việc sử
dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro các khoản
nợ xấu và đưa ra theo dõi ngoại bảng. Việc sử dụng
quỹ dự phòng để xử lý rủi ro được thực hiện theo
đúng quy định, theo đó, sau khi được Hội sở chính
phê duyệt, các chi nhánh mới được hạch toán.
Thực hiện chiến lược tín dụng hộ sản xuất
Trong những năm gần đây, để tăng cường
quản lý chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống,
Agribank xác định gắn bó với đối tượng khách hàng
truyền thống là hộ sản xuất, tăng tỷ trọng cho vay
đối tượng khách hàng này, chuyển hướng mạnh
sang cho vay nông nghiệp - nông thôn mà hộ sản
xuất là lực lượng chủ yếu. Đây là nền tảng đảm
BẢNG 1: TRÍCH LẬP VÀ XỬ LÝ DỰ PHÒNG RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT CỦA AGRIBANK GIAI ĐOẠN 2009 – 2014 (%, TỶ ĐỒNG)
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Dư nợ tín dụng hộ sản xuất
182.945 201.203 211.964 245.481 298.650 338.632
Nợ xấu tín dụng hộ sản xuất
2.726 3.179 3.412 3.789 4.510 4.842
Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ sản xuất
1,49% 1,58% 1,61% 1,54% 1,51% 1,43%
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hộ sản xuất (*)
3.056 3.261 4.142 4.462 4.536 4.689
Sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng hộ sản xuất (*)
348
385
503
569
595
618
(*) Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo nội bộ của Ban tài chính kế toán Agribank các năm 2009-2014.
Nguồn: Agribank (2009-2014)
1...,55,56,57,58,59,60,61,62,63,64 66,67,68,69,70,71,72,73,74,75,...86
Powered by FlippingBook