TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
69
tại một khoảng cách lớn trong tiếp cận tài chính ở các
nước thành viên ASEAN kém phát triển khi so sánh
với Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia hoặc
Philippines. Do vậy, 1 trong 5 chiến lược then chốt
của Kế hoạch Hành động chiến lược ASEAN về Phát
triển DNNVV trong thời gian tới là gia tăng tiếp cận
tài chính cho đối tượng DN này. Thực tế cho thấy,
DNNVV thường gặp một số trở ngại lớn, trong đó nổi
bật nhất là việc tiếp cận với nguồn lực tài chính. Do
có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, cấu trúc đơn
giản, ít chú ý tới công tác quản trị tài chính, nhân sự
và đặc biệt là không đáp ứng được về tài sản thế chấp
nên DNNVV thường gặp trở ngại hơn là các công ty
có quy mô lớn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh. Vòng luẩn quẩn về sự thiếu hụt
tài chính càng trở nên phức tạp hơn và cản trở mạnh
mẽ sự phát triển của DNNVV trong tương lai, đặc biệt
là khi nền kinh tế vĩ mô gặp bất ổn, điển hình như bối
cảnh nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính thế giới
2008 vừa qua.
Tại Việt Nam, DNNVV đã có những bước phát
triển nhanh chóng. Chính phủ cũng đã có những chính
sách ưu đãi, h trợ phát triển DNNVV. Tuy nhiên, theo
thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện
mới chỉ có khoảng 32% DNNVV có khả năng tiếp cận
vốn, 35% DN khó tiếp cận và khoảng 33% không thể
tiếp cận nguồn vốn…Trong bối cảnh suy thoái kinh tế
- tài chính toàn cầu, sự bất ổn của hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) trong nước – nhà cung cấp vốn
vay chính cho DNNVV đang đe dọa nghiêm trọng tới
Thực tiễn tiếp cận tài chính đối với
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNNVV) đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng
quan trọng, ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển.
DNNVV không những tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể
mà còn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim
ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế. Chẳng hạn, tỷ trọng
của DNNVV trong tổng số các DN nói chung của các
thành viên Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD)
là hơn 97%. Nghiên cứu của Ayyagari, Beck, và
Demirgüç-Kunt (2007) cho thấy, trung bình DNNVV
tạo ra khoảng 60% việc làm trong lĩnh vực sản xuất
của các nước đang phát triển và phát triển.
Riêng đối với khu vực ASEAN - hiện là nền kinh tế
lớn thứ 6 của thế giới với tổng GDP năm 2015 đạt 2,43
nghìn tỷ USD, các DNNVV được coi là “xương sống”
của nền kinh tế ASEAN và là động lực để trong 10
năm tới giúp khối này trở thành nền kinh tế lớn thứ 5
thế giới, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức.
Theo báo cáo của Ban Thư ký ASEAN, các DNNVV
chiếm 52-97% tổng số lao động, song tỷ lệ trong tổng
xuất khẩu vẫn nhỏ (chỉ 10-30%). Theo “Sach trăng
DNNVV” Thái Lan (2011), DNNVV đóng góp 36,6%
vào GDP cua nươc nay năm 2011. Tại Việt Nam, tỷ lệ
DNNVV trong tổng số DN cũng chiếm một tỷ lệ gần
như tuyệt đối và có xu hướng ngày càng tăng.
Đặc biệt, theo nhận định của lãnh đạo các quốc
gia ASEAN, vấn đề tiếp cận tài chính đang trở thành
mối quan tâm lớn cho DNNVV. Hiện nay đang tồn
DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪA TIẾP CẬNVỐNNGÂNHÀNG:
NHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA?
ThS. NGUYỄN HỮU MẠNH
- Đại học Nha Trang
Dù đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội nhưng các doanh nghiệp nhỏ
và vừa vẫn phải đối diện với không ít khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Hầu
hết các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân khiến loại hình doanh nghiệp này khó khăn trong tiếp
cận vốn ngân hàng bởi: Thiếu tài sản thế chấp; khả năng tài chính yếu, thiếuminh bạch trong lập
báo cáo tài chính…Đánh giá thực tiễn tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng thương mại, báo cáo tài chính, tài sản thế chấp.
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...86
Powered by FlippingBook