TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 7

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
9
phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển của đất
nước, phải chuyển từ vị thế quản lý sang vai trò
mới là “phục vụ” DN, người dân với mục đích để
phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Thứ tư,
xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể,
minh bạch nhằm khuyến khích việc hình thành và
phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm để h trợ cho
các DN, đặc biệt là DN khởi sự có tiềm năng lớn.
Thứ năm,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực
DN nhà nước theo hướng chỉ giữ lại những DN
hoạt động trong những ngành, lĩnh vực chiến lược
có giá trị gia tăng cao, mang tính dẫn dắt, định
hướng phát triển đất nước về dài hạn, mà khu vực
tư nhân không muốn hoặc không có khả năng tham
gia. Các DN nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại thuần túy cần tiến hành cổ phần hóa
và thoái vốn nhà nước xuống tỷ lệ thiểu số.
Thứ sáu,
thực hiện đúng lộ trình về cải cách hành
chính, giảm biên chế. Hoàn thiện các quy định, chế
độ liên quan đến công chức, công vụ, minh bạch
hóa hệ thống công chức công vụ để hạn chế tối đa
“thu nhập ngoài lương” như hiện nay.
Thứ bảy,
cải cách hệ thống đào tạo, đặc biệt là
đào tạo khởi nghiệp tại các trường, các trung tâm
đào tạo…, mời những nhà DN nổi tiếng, các doanh
nhân tr giảng dạy, để chia s kinh nghiệm, kiến
thức để đem đến những bài học quý cho những
doanh nhân tương lai khi bắt đầu khởi nghiệp.
Thứ tám,
có chính sách nhập tịch cho công dân
nước ngoài cũng như người gốc Việt phù hợp. Bên
cạnh đó, cũng cần có chính sách khuyến khích
người Việt ở nước ngoài có đóng góp lớn hơn cho
sự phát triển của Việt Nam, đặc biệt là thông qua
các chương trình đóng góp sáng kiến cho phát
triển, h trợ, liên kết kinh doanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Senor, D., và Singer, S (2013), Quốc gia khởi nghiệp, Câu chuyện về nền
kinh tế thần kỳ của Israel, NXB Thế giới, Hà Nội 2013;
2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2015), Báo cáo khởi nghiệp
Việt Nam 2014;
3. Lương Minh Hà, Đỗ Thu Hằng, Vương Thu Trang (2015), Khởi nghiệp Việt
Nam: Từ niềm tin tới thực tế, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19/2015;
4.
.
niệm về khởi nghiệp và vẫn còn có nhiều quan
điểm khác nhau về khởi nghiệp.
Hai là,
Việt Nam chưa hình thành được một hệ
thống khuyến khích, h trợ khởi nghiệp đồng bộ,
nhất quán, hoạt động có hiệu quả. Hoạt động h
trợ khởi nghiệp chỉ mới chủ yếu thực hiện qua các
chương trình riêng l với các mục tiêu, tiêu chí rất
khác nhau. Phần lớn các chính sách h trợ khởi
nghiệp đang được lồng ghép trong chính sách h
trợ đối với DN nhỏ và vừa. Nhiều chính sách mới
chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến
khích và chung chung, chưa có những quy định
h trợ rõ ràng. Các chương trình h trợ DN nhỏ và
vừa chủ yếu là h trợ theo ngành chứ chưa thiết kế
dành cho đối tượng khởi nghiệp.
Ba là,
hệ thống chính sách, quy định tại Việt
Nam chưa thực sự khuyến khích khởi nghiệp. Điều
này thể hiện ở một số khía cạnh như: Sự thiếu minh
bạch tại nhiều văn bản khiến DN và nhà đầu tư
lo ngại về tính hợp pháp của các hoạt động kinh
doanh, đầu tư của mình; chính sách h trợ, ưu đãi
đối với khởi nghiệp còn thiếu và chưa nhất quán
không có sự khác biệt đáng kể giữa DN khởi nghiệp
và các DN đã hoạt động lâu năm…
Bốn là,
sự phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa
Trung ương và địa phương còn yếu, thiếu cơ chế
điều phối hoạt động h trợ hiệu quả.
Năm là,
năng lực của các đơn vị đầu mối thực
hiện h trợ còn yếu và thiếu. Việc triển khai các
chương trình h trợ hiện nay chủ yếu do các cơ
quan quản lý nhà nước tự thực hiện, do đó không
đủ lực lượng chuyên nghiệp để triển khai, dẫn đến
hiệu quả và tiến độ triển khai rất hạn chế.
Đề xuất về chính sách
Để có được hình ảnh của quốc gia khởi nghiệp
Việt Nam cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường tự do, trong đó trọng tâm là tiếp tục
cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra một
sân chơi thực sự bình đẳng giữa các DN thuộc mọi
thành phần kinh tế.
Thứ hai,
xây dựng và thực thi Luật H trợ DN
nhỏ và vừa, trong đó cần thể hiện quan điểm h trợ
có trọng điểm, h trợ có chọn lọc trong đó có ưu
tiên đối với khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp
sáng tạo nói riêng nhằm thúc đẩy các doanh nhân
tr , doanh nhân có nhiệt huyết kinh doanh tham
gia vào hoạt động kinh doanh.
Thứ ba,
kiên định định hướng chuyển từ Chính
phủ điều hành sang Chính phủ kiến tạo phát triển.
Chính phủ cần xác định lại vai trò của mình nhằm
Theo Báo cáo Khởi nghiệp Việt Nam 2014
(VCCI), tỷ lệ khởi sự kinh doanh ở Việt Nam
năm 2014, chỉ đạt 2%, giảm so với mức 4% của
năm 2013 và thấp hơn nhiều so với mức bình
quân 12,4% ở các nước phát triển dựa trên
nguồn lực.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16,17,...86
Powered by FlippingBook