TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
75
hiện vật và thước đo giá trị trong quá trình hạch toán
và thông tin về môi trường được trình bày trong Báo
cáo thường niên về môi trường, xã hội và tài chính.
Về cơ bản, để áp dụng kế toán môi trường đòi
hỏi phải có hệ thống các chính sách, pháp luật hoàn
chỉnh, đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ của các
cơ quan của Chính phủ liên quan đến vấn đề môi
trường và kế toán, các tổ chức bảo vệ môi trường,
các hội nghề nghiệp về kế toán trong, ngoài nước và
đặc biệt đối tượng chính là cộng đồng DN. Việc áp
dụng kế toán môi trường trong DN của các quốc gia
ban đầu thường mang tính tự nguyện, nên trong giai
đoạn đầu, các cơ quan quản lý chỉ ban hành những
hướng dẫn DN thực hiện kế toán môi trường. Thực
tiễn cho thấy, các DN thực hiện kế toán môi trường
thì hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, tạo động
lực cho tất cả các DN khác áp dụng kế toán môi
trường. Vì vậy, các cơ quan quản lý nên ban hành
những chuẩn mực về kế toán môi trường, quy định
những thông tin môi trường trình bày trong báo
cáo cung cấp cho bên ngoài DN, nhằm đảm bảo sự
thống nhất quản lý về môi trường.
Theo các chuyên gia kế toán, các DN của m i quốc
gia, tùy theo cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và trình
độ quản lý ở m i giai đoạn có thể nhấn mạnh một
hoặc nhiều nội dung của kế toán môi trường nhưng
về cơ bản nội dung của kế toán môi trường là: Hạch
toán dòng vật liệu; Phân tích chu kỳ sống sản phẩm;
Kế toán chi phí và thu nhập về môi trường; Đánh
giá trách nhiệm trong quản lý môi trường; Trình bày
thông tin về môi trường trong báo cáo của DN…
Trong bối cảnh hiện nay, DN Việt Nam có thể lựa
chọn vận dụng từ kinh nghiệm kế toán quản trị môi
trường từ các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc
cho phù hợp với điều kiện hoạt động của DN mình.
Thực tế cũng cho thấy, kế toán môi trường thường
được áp dụng tại các DN có quy mô lớn có nguồn
tài chính dồi dào và chính sách hoạt động nghiêm
ngặt. Do vậy, đối với các DN Việt Nam, trong giai
đoạn đầu, có thể kế toán môi trường nên được thử
nghiệm tại một dây chuyền hoặc một bộ phận trước
khi tiến hành đại trà toàn DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội, (2010), Luật Thuế Bảo vệ môi trường (Luật số 57/2010/QH12)
ngày 15/11/2010;
2. Chính phủ, (2011), Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế Bảo vệ môi trường;
3. PGS., TS. Phạm Đức Hiếu, PGS., TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Kế toán môi trường
trong DN, NXB Giáo dục, 2012;
4. PGS., TS. Phạm Đức Hiếu - PGS., TS. Nguyễn Thị Kim Thái, Kế toán môi
trường trong DN, NXB Giáo dục, 2012.
quý cho các nước đi sau như Việt Nam. Theo kinh
nghiệm của các DN Hoa Kỳ, việc áp dụng những
biện pháp bảo vệ môi trường và áp dụng kế toán
môi trường sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi
phí về môi trường nói riêng, song cũng sẽ giúp DN
thu lợi ích lớn hơn từ những hoạt động bảo vệ môi
trường như: Thu nhập tăng lên từ tiết kiệm nước,
năng lượng, nguyên liệu sử dụng, giảm chất thải,
giảm chi phí xử lý chất thải. Hiện nay, việc áp dụng
kế toán môi trường tại nước này chủ yếu tập trung
vào vấn đề chi phí môi trường phục vụ cho quá
trình ra quyết định của nhà quản trị, tập trung vào
cung cấp thông tin về môi trường theo yêu cầu của
cơ quan quản lý và các thông tin kế toán này được
thể hiện trong Báo cáo sáng kiến toàn cầu (GRI).
Tại Đức, các DN áp dụng kế toán môi trường
giúp đưa ra quyết định thay đổi về kỹ thuật, về hệ
thống tổ chức quản lý, về chiến lược sản phẩm theo
hướng sản phẩm xanh, về sử dụng nguyên liệu thân
thiện với môi trường… Sự thay đổi này dẫn đến
tiết kiệm chi phí nguyên liệu, năng lượng, nước, tiết
kiệm chi phí xử lý chất thải, nâng cao năng suất,
hiệu quả hoạt động... Kinh nghiệm của các DN Đức
cũng cho thấy, việc áp dụng kế toán môi trường chủ
yếu tập trung vào hạch toán dòng vật liệu, phân
tích Bảng đầu vào - đầu ra, xác định lượng nguyên
liệu, năng lượng, nước sử dụng hàng năm, xác định
lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn hàng năm.
Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia mà các DN luôn đi
đầu trong việc nghiên cứu và ứng dụng kế toán môi
trường. Thực tế tại các DN quốc gia này cho thấy,
việc áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường
và áp dụng kế toán môi trường sẽ làm tăng hiệu quả
kinh tế của DN và hiệu quả bảo vệ môi trường. Việc
áp dụng kế toán môi trường tập trung vào hạch toán
dòng vật liệu, kế toán chi phí và thu nhập về môi
trường, phân tích bảng cân bằng sinh thái, phân tích
chu kỳ sống sản phẩm, xác định lượng nguyên liệu,
năng lượng, nước sử dụng hàng năm, xác định lượng
khí thải nước thải, chất thải rắn hàng năm, kế toán chi
phí và thu nhập về môi trường. Kế toán môi trường
của Nhật Bản chú trọng đến việc sử dụng cả thước đo
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn
Quốc... cho thấy, việc áp dụng kế toán môi
trường trong doanh nghiệp tuy làm gia tăng
chi phí về môi trường, song cũng gi p cho
doanh nghiệp gia tăng lợi ích từ thu nhập về
sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm
chi phí nguyên liệu, chi phí xử lý chất thải, chi
phí bị xử phạt do gây ô nhiễm...
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...86
Powered by FlippingBook