TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 74

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh
quốc phòng và hội nhập quốc tế, góp nguồn thu
không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Cụ thể: Hàng
năm doanh thu của Ngành này đạt khoảng 17 tỷ
USD, trong đó m i năm đạt lợi nhuận khoảng 2, 5
tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 60.000 tỷ đồng/
năm; Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 95%
diện tích, tổng băng thông kênh kết nối quốc tế đạt
1.450Mb/s; Tổng số thuê bao điện thoại trên 131
triệu máy; Tỷ lệ thuê bao internet băng rộng đạt
6,5 thuê bao/100 dân; Tỷ lệ người sử dụng internet
đạt trên 50% dân số.
Thị trường chứng kiến sự tham gia của 25
doanh nghiệp viễn thông được cấp giấy phép thiết
lập mạng viễn thông công cộng và hơn 90 doanh
nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn
thông. Cùng với việc tăng cường, củng cố thị trường
trong nước, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
đã làm chủ công nghệ mạng lưới, mạnh mẽ vươn
ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Thương hiệu
viễn thông Việt Nam đã hiện diện ở nhiều châu lục
và các nước như: Lào, Campuchia, Peru, Tazania,
Mayanmar, Đông Timo…
Lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin:
Công nghiệp công nghệ thông tin được đánh giá là
Ngành có tốc độ kinh tế phát triển nhanh, bền vững,
doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Kim ngạch
xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thông
tin hàng năm đạt hơn 32 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng
Chủ động hội nhập, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội
Giai đoạn 2010-2015, lĩnh vực thông tin và truyền
thông có những bước phát triển mạnh mẽ cả trong
công tác quản lý nhà nước và phát triển sự nghiệp,
dịch vụ công.
Một khối lượng lớn các văn bản quy phạm pháp
luật đã được Bộ Thông tin và Truyền thông ban
hành tương đối đầy đủ, đồng bộ trên các lĩnh vực
quản lý chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thời kỳ hội
nhập. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia
với công nghệ hiện đại đã được xây dựng. Mạng
lưới bưu chính, viễn thông phát triển nhanh chóng,
vững chắc. Công nghệ thông tin phát triển mạnh
mẽ với nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ
thông tin của các cơ quan nhà nước và đời sống xã
hội… Cụ thể như:
Lĩnh vực bưu chính – viễn thông:
Đã có những bước
chuyển đổi quan trọng, phù hợp với xu thế đổi mới,
phát triển chung của đất nước. Cụ thể:
- Ngành Bưu chính bước đầu được cơ giới hóa,
hiện đại hóa công nghệ; mạng lưới phát triển rộng
khắp, chất lượng được đảm bảo. Mạng lưới bưu
chính công cộng hiện đã hình thành được 12.738
điểm phục vụ. Doanh thu dịch vụ Bưu chính toàn
Ngành hiện nay đạt khoảng hơn 700 triệu USD, tăng
gấp hơn 2 lần so với năm 2010.
- Ngành Viễn thông đáp ứng ngày càng tốt hơn
PHÁT TRIỂNTHÔNGTINVÀ TRUYỀNTHÔNG:
YÊU CẦUVÀ THÁCHTHỨC
ThS. NGUYỄN THỊ LOAN -
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải - Cơ sở đào tạo Thái Nguyên
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cuộc cách mạng công nghệ số sẽ
làm thay đổi cơ bản lối sống và phương thức giao tiếp. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi
này sẽ tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Nhân loại sẽ
được kết nối với sức mạnh xử lý, dung lượng lưu trữ và sự tiếp cận tri thức chưa có tiền lệ…Khả
năng này còn được nâng lên gấp bội nhờ những đột phá về công nghệ mới nổi như: Trí thông minh
nhân tạo, công nghệ 3D, công nghệ nano, sinh học, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử…
Những thách thức trên đặt ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam trước một sức ép rất lớn,
yêu cầu cần phải xây dựng được một định hướng phát triển lâu dài cho đúng hướng và phù hợp với
bối cảnh hội nhập.
Từ khóa: Thông tin và truyền thông, công nghệ số, công nghiệp, công nghệ mới nổi, internet.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...86
Powered by FlippingBook