TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 78

80
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Phân tích thực chứng chính sách giảm nghèo
và sự giảm nghèo
Qua các nội dung nêu trên có thể thấy, bước vào
thế kỷ XXI với hàng loạt các chính sách, hạng mục,
chương trình của Chính phủ thì công cuộc xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam đã có những kết quả nhất
định. Tuy nhiên, kết quả thu được này có thực sự
là chỉ xuất phát từ các chính sách giảm nghèo, hay
từ các nhân tố khác, cần có những số liệu khoa học
chứng minh.
Nghiên cứu lấy số liệu phân tích chủ yếu từ năm
2009 đến 2014 với nguồn “Điều tra tiêu chuẩn mức
sống của các hộ gia đình Việt Nam” (Tổng cục thống
kê) và một số tài liệu liên quan.
Lựa chọn biến
Qua những so sánh ở trên, từ góc độ vĩ mô việc
giảm nghèo đã đạt những kết quả nhất định, từ góc
độ vi mô đã thấy được sự khác biệt khu vực và cá
thể của hiệu quả giảm nghèo.
Kết hợp số liệu thống kê có sẵn và số liệu điều
tra tác giả lựa chọn như sau: i) Xét tới hiệu quả tồn
tại của chính sách giảm nghèo; ii) Xét tới sự ảnh
hưởng của việc có nhiều chính sách, bởi phân tích
thực chứng không thể đưa được mọi chính sách vào
phương trình mà chỉ chọn những chính sách đại
biểu, ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu như cho vay ưu
đãi, giáo dục, h trợ việc làm. 3 chỉ tiêu để nghiên
cứu, cụ thể như sau:
BẢNG 2: BIẾN, CHỈ TIÊU THUYẾT MINH
Loại biến Tên biến
Chỉ tiêu
Số liệu
thuyết minh
Biến bị
giải thích
Mức nghèo Tỷ lệ nghèo
Trị số kỳ sau
Biến
giải thích
Chính sách
cho vay
Tỷ lệ tham gia
chính sách
Số kỳ này
Chính sách
giáo dục
Tỷ lệ tham gia
miễn giảm học phí
Số kỳ này
Hỗ trợ
việc làm
Tỷ lệ được hỗ
trợ việc làm Số kỳ này
Nguồn: Tác giả tính toán
Số liệu được sử dụng là số liệu của 6 khu vực trên
cả nước từ năm 2009-2014; Dùng số liệu h n hợp
(panel data) để phân tích hồi quy ra kết quả kiểm
nghiệm của hiệu quả chính sách.
Mô hình
Căn cứ phương pháp đo lường hồi quy kiểm
nghiệm, cùng với các số liệu nghiên cứu đặc trưng,
dùng phần mềm EVIEW 7.2 kiểm nghiệm và kết
quả được biểu hiện tại bảng 3.
Kết quả cho thấy, thông qua kiểm định LR hiệu
có thể có sự khác biệt đối với các cá nhân hay tập
thể người khác nhau. Bản thân nhóm người nghèo
khác nhau cũng tồn tại sự khác biệt về ý tưởng hay
những vấn đề đặc trưng, bởi sự tiếp nhận cái mới,
cái tích cực từ một chính sách khác nhau, thái độ
phản kháng trước một vấn đề khó khăn khác nhau
sẽ dẫn đến sự khác nhau về hiệu quả của các chính
sách trong một khu vực nhất định.
Nói tóm lại với mọi chính sách XĐGN, bất kể
nhằm mục đích giải quyết nguyên nhân nghèo đói,
hay cải thiện môi trường sống người nghèo thì dưới
góc nhìn vĩ mô sẽ phải giảm được tỷ lệ và số lượng
đói nghèo, dưới góc độ vi mô có thể sẽ tồn tại sự
khác biệt về hiệu quả.
Thực tế hiệu quả các chính sách giảm nghèo
Từ tài liệu “Điều tra tiêu chuẩn mức sống của các
hộ gia đình Việt Nam” cùng một số các tài liệu liên
quan có thể thấy, những năm gần đây Việt Nam đầu
tư rất lớn cả về vật lực lẫn tài lực để tiến hành hàng
loạt các chính sách giảm nghèo. Các hạng mục có
thể xếp thành 5 loại:
Một là,
các chính sách liên quan y tế bảo hiểm,
dưỡng lão như miễn bảo hiểm y tế với người nghèo,
chính sách giúp người già, neo đơn.
Hai là,
chính sách liên quan giáo dục cho người
nghèo: miễn giảm học phí, học bổng, cho học sinh,
sinh viên vay vốn.
Ba là,
giải quyết các vấn đề cơ bản thiết yếu như
cấp đất sản xuất, cấp nhà ở, nước sinh hoạt.
Bốn là,
các vấn đề liên quan trực tiếp tới nông
nghiệp như cấp giống, phân bón thuốc trừ sâu…
Năm là,
các hạng mục khác như ưu đãi vay vốn,
h trợ đóng tàu cá, nuôi trồng thủy sản…
Qua việc thực hiện các chính sách giảm nghèo,
các gia đình hưởng lợi từ chính sách tăng ổn định
từ mức 24,6% năm 2009 lên 27,7% năm 2012 và 30%
năm 2014. Với hàng loạt các chính sách, chương
trình hạng mục tác động, tỷ lệ đói nghèo cả nông
thôn thành thị đã thu được kết quả tương đối. Có
thể thấy, năm 2002 tỷ lệ đói nghèo cả nước tới 28,9%,
trong đó thành thị là 6,6%, nông thôn tới 35,6%. Qua
hơn 10 năm triển khai hàng loạt các biện pháp, tỷ lệ
này năm 2014 giảm xuống còn 8,4% trên toàn quốc.
Tuy nhiên, nếu xem xét vấn đề khoảng cách
giàu nghèo thì kết quả thu được không thực sự rõ
nét. Năm 2008, hệ số gini toàn quốc là 0,434 tức là
khoảng cách thu nhập giàu nghèo tương đối lớn.
Qua 5 năm, đến năm 2012 hệ số này vẫn tương đối
cao là 0,424, tức là tỷ lệ giảm được không đáng kể
và năm 2014 hệ số này là 0,434. Tuy nhiên, mức khác
biệt ở thành phố được đẩy lùi nhanh hơn.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook