TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 80

82
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
lập và Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý
học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, h trợ chi
phí học tập từ năm học 2015-2016 đến 2020-2021. Tuy
nhiên, trong quá trình thực thi vẫn còn xảy ra một số
bất cập về quản lý tài chính như:
- Về xác định mức thu học phí đối với các trường
công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên
và chi đầu tư: Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định
mức trần học phí chung đối với tất cả các trường
công lập chưa đảm bảo mức chi thường xuyên và
chi đầu tư, mà không chia ra các mức thu như phân
loại mức độ tự chủ tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP
(chỉ khác đối với các khối ngành). Điều này dẫn đến
sự thiệt thòi đối với các trường tự chủ tài chính, tạo
nên sự không bình đẳng giữa các trường công lập
trong cùng một hệ thống. Các trường được bảo đảm
toàn bộ chi phí bằng ngân sách nhà nước (NSNN)
vẫn được thu học phí với mức thu như các trường
tự chủ là chưa hợp lý.
- Về sự bất cập giữa mức trần học phí theo Nghị
định 86/2015/NĐ-CP và chi phí bình quân tối thiểu
để đào tạo một sinh viên: Việc quy định khung học
phí của Nhà nước đối với các trường công lập chưa
bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hiện nay vẫn
mang tính là NSNN h trợ cho các cơ sở giáo dục công
lập, h trợ cho người học mà chưa xác định là giá dịch
vụ đào tạo. Mức học phí hiện nay đang áp dụng chỉ
là quy định mức đóng góp của người học, vì vậy thấp
hơn nhiều so với chi phí tối thiểu bình quân để đào
tạo một sinh viên. Theo ước tính của Bộ Tài chính,
Thực trạng quản lý tài chính tại các trường
đại học địa phương
Nhìn lại chặng đường hơn 18 năm qua, khởi đầu
là sự ra đời của Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) được
thành lập ngày 24/09/1997, đến nay, Thủ tướng Chính
phủ đã ký quyết định thành lập 26 trường đại học địa
phương (ĐHĐP) trên toàn quốc. Hiện vẫn còn nhiều
địa phương khác cũng đang có nhu cầu xin thành lập
trường đại học theo mô hình này. Tuy nhiên, hoạt
động của các trường này hiện đang gặp khá nhiều
khó khăn, trong đó lớn nhất là vấn đề tài chính. Ngày
14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 16/2015/
NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP, trong đó
giao quyền tự chủ cao hơn trong quản lý tài chính,
tổ chức nhân sự cho các đơn vị sự nghiệp công lập
trong đó có các trường ĐHĐP. Tuy nhiên, do thiếu
các hướng dẫn chi tiết về cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc khối giáo dục nên trong quá
trình thực thi vẫn còn có không ít bỡ ngỡ. Có thể chỉ
ra những nét chính về thực trạng quản lý tài chính của
các trường ĐHĐP dưới đây:
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách thực hiện tự chủ tài
chính ở các trường ĐHĐP.
Các trường ĐHĐP hiện nay đều là đơn vị sự
nghiệp tự chủ một phần kinh phí thường xuyên, do
đó các trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính dựa
trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước về cơ
chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, cụ thể
hiện nay là Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
HOÀNTHIỆNCƠCHẾQUẢNLÝTÀI CHÍNH
TRONG CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNGTẠI VIỆT NAM
NCS. ĐÀM ĐẮC TIẾN
- Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Xuất phát từ chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, số
lượng các trường đại học và cao đẳng ở nước ta tăng lên nhanh chóng, trong đó có sự xuất hiện
một mô hình mới, trường đại học trực thuộc UBND tỉnh (gọi chung là trường đại học địa phương).
Tuy nhiên, nguồn lực tài chính của các trường này còn yếu bởi dựa vào nguồn ngân sách địa
phương là chủ yếu và một phần từ nguồn thu học phí và dịch vụ của trường, cơ chế quản lý tài
chính còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở khảo sát thực tế cơ chế quản lý tài chính tại một số trường đại
học địa phương điển hình, bài viết chỉ ra một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cơ chế quản lý
tài chính tại các trường này.
Từ khóa: Quản lý tài chính, đại học địa phương, ngân sách nhà nước.
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook