TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 81

TÀI CHÍNH -
Tháng 9/2016
83
sinh một số ngành gặp khó khăn và sự khống chế
mức trần học phí, nên việc dựa vào nguồn thu học
phí để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
ngày càng khó khăn. Với các trường ĐHĐP, các điều
kiện để đảm bảo chất lượng còn thấp, cần lượng
kinh phí lớn để đầu tư nâng cấp, mở rộng đạt tiêu
chuẩn quy định. Để có thể tăng quy mô nguồn thu,
các trường ĐHĐP thời gian qua đã n lực tìm kiếm
mở rộng nguồn thu sự nghiệp như: Mở rộng liên kết
đào tạo với các trường đại học lớn, tăng cường các
khoản thu từ hoạt động cho thuê dịch vụ trên nền
tảng cơ sở vật chất của nhà trường…
Thứ tư, về quản lý chi.
Nhu cầu chi tiêu lớn đang đặt ra những thách chức
không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Nguồn thu từ NSNN cấp chủ yếu cho chi thường
xuyên nhưng lại có xu hướng giảm và thu từ phí, lệ
phí có tăng nhưng không đáng kể so với các khoản
chi như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, theo chế độ tăng
hàng năm, do giá cả biến động tăng các khoản chi
cho các hoạt động dịch vụ công, vật tư văn phòng,
chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác
đều tăng, nên việc cân đối thu chi đối với các trường
ĐHĐP gặp nhiều khó khăn.
Thứ năm, về phân phối chênh lệch thu - chi.
Đến nay, các trường ĐHĐP thực hiện phân phối
chênh lệch thu chi theo đúng quy định tại Nghị định
16/2015/NĐ-CP. Sau khi trang trải các khoản chi phí,
thực hiện dầy đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định
(nếu có), số chênh lệch thu lớn hơn, người đứng đầu
các trường đại học sẽ chủ động quyết định việc trích
lập quỹ sau khi thống nhất với tổ chức đoàn thể.
Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề hoàn thiện
quản lý tài chính
Nhân tố khách quan
Thứ nhất, chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo:
Khi giáo
dục được xem là quốc sách hàng đầu và thực hiện
xã hội hóa giáo dục, thì cơ chế quản lý tài chính của
trường ĐHĐP cũng phải thay đổi, phải hoàn thiện
để đáp ứng nội dung hoạt động của đơn vị. Gánh
nặng chi tiêu trong giáo dục được san s một phần
cho bản thân và gia đình của người học. Các trường
ĐHĐP phải chủ động tìm nguồn thu ngoài NSNN
để trang trải mọi chi phí phát sinh trong hoạt động.
Chủ trương xã hội hoá kết hợp với môi trường pháp
lý rõ ràng, chặt chẽ và công bằng đã tạo điều kiện
cho các trường ĐHĐP xây dựng cơ chế quản lý tài
chính chủ động, sáng tạo phù hợp với luật định và
điều kiện hoạt động của đơn vị mình.
trong những năm gần đây, chi phí bình quân trên m i
sinh viên đại học công lập khoảng 13 triệu đồng/năm,
trong khi đó Nhà trường chỉ được phép thu cao nhất
là 7,2 triệu đồng (năm học 2015 – 2016 đối với khối
ngành kỹ thuật, công nghệ), ngoài ra không được cấp
một khoản nào khác từ NSNN để chi thường xuyên.
- Về xác định chỉ tiêu đào tạo và mức trần học
phí: Hiện nay, việc xác định quy mô đào tạo của
các trường dựa vào hai tiêu chí là số lượng đội ngũ
giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất. Đối với tiêu
chí giảng viên, thì 1 đơn vị thạc sĩ được tính 25 sinh
viên. Tuy nhiên, cơ cấu đội ngũ trong một cơ sở đào
tạo có tỷ lệ giữa giảng viên (lao động trực tiếp) và
cán bộ công nhân viên hành chính (lao động gián
tiếp) phổ biến là 3:1. Như vậy, tương ứng với 25
sinh viên thì có 1,33 cán bộ, giáo viên và nhân viên
cơ hữu. Bên cạnh đó, Nghị định 86/2015/NĐ-CP
quy định mức trần học phí đối với sinh viên đại
học năm 2015 - 2016 bình quân là 7,2 triệu đồng/
sinh viên/năm. Làm phép toán cân đối thu chi đối
với 25 sinh viên trong một năm học thì sẽ thấy sự
bất cập sau đây:
+ Mức thu: 25 sinh viên x 7,2 triệu/năm = 180
triệu đồng.
+ Cơ cấu chi: Thông thường chỉ chi tối đa 50% chi
lương, tiền công, thu nhập cho người lao động; 25%
chi thường xuyên khác; tối thiểu 25% chi đầu tư phát
triển và chi khác.
Như vậy, tiền lương/người/tháng là: 90 triệu
đồng/12 tháng/1,33 = 5,7 triệu đồng. Với mức lương
bình quân này thì không đủ chi lương cơ bản và các
khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương cho người
lao động, chứ chưa nói đến chi thu nhập tăng thêm và
các khoản khác.
Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý tài chính tại các trường
ĐHĐP.
Nhìn chung, bộ máy quản lý tài chính của các
trường ĐHĐP đã bước đầu thực hiện quản lý được
các khoản thu, chi, cân đối được nguồn tài chính cho
trường. Phòng Kế hoạch - Tài chính với chức năng
thực hiện lập dự toán, hạch toán tất cả các khoản thu
chi của nhà trường, thực hiện công tác thành quyết
toán với cơ quan chủ quản; chủ động tham mưu, h
trợ cho Ban giám hiệu nhà trường trong việc quản lý
chi tiêu tài chính góp phần thực hành tiết kiệm các
khoản chi, gia tăng các khoản thu, gia tăng thu nhập
cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của các Trường.
Thứ ba, về quản lý nguồn thu
Nguồn thu các trường ĐHĐP chủ yếu là nguồn
kinh phí do ngân sách địa phương cấp và nguồn thu
hoạt động sự nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện
nay còn bị khống chế chỉ tiêu đào tạo, việc tuyển
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86
Powered by FlippingBook