TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 10

12
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Cơ hội và thách thức đối với hệ thống
Quỹ Tín dụng nhân dân
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn
quan tâm đến phát triển kinh tế tập thể nói chung,
hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) nói
riêng và tạo nhiều điều kiện khuyến khích mô hình
này phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong
chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển hệ
thống QTDND Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị,
đó là: “Quán triệt nhận thức việc xây dựng và phát
triển QTDND là một trong những giải pháp quan
trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông nghiệp
và nông thôn”. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo
“đưa hoạt động của QTDND đi đúng định hướng
và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả” (Quyết
định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát
triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020).
Bên cạnh đó, với chủ trương phát triển “tam
nông” (nông nghiệp, nông thôn, nông dân), Đảng
và Nhà nước luôn dành sự quan tâm cũng như
huy động mọi nguồn lực để phát triển nông
nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Nhờ đó,
cơ sở hạ tầng của nông thôn không ngừng được
cải thiện, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa
phát triển; Nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và phục vụ đời sống ngày
càng tăng cao, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt
động của QTDND.
Để thực hiện các cam kết trong quá trình hội
nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
Việt Nam đang hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và về QTDND
nói riêng theo hướng thông thoáng, linh hoạt, phù
hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn
của Việt Nam. Những kết quả, thành tựu đã đạt
được trong thời gian qua đã khiến người dân ngày
càng tin tưởng và tham gia tích cực hơn vào hệ
thống QTDND. Đây là một trong những yếu tố
hết sức thuận lợi để các QTDND mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng hoạt động. Cùng với đó
,
năng lực, trình độ và ý thức chấp hành luật pháp
của đội ngũ cán bộ QTDND ngày càng được nâng
cao, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu phát triển
của QTDND.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên, trong
quá trình hoạt động QTDND cũng gặp phải những
khó khăn, thách thức, cụ thể là:
Một là,
vốn điều lệ của các QTDND thấp nên
mức huy động vốn và cho vay bị hạn chế. Theo
báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước,
tỷ trọng huy động vốn của QTDND chỉ đạt 1%, tỷ
trọng cho vay đạt 1,4% so với tổng số các tổ chức
tín dụng. Trong khi đó, số tiền vốn cho vay bình
quân của QTDND ở mức thấp (13 triệu đồng/món
vay), mức này chỉ đủ chi phí cho sản xuất nhỏ, lẻ
của hộ gia đình.
Hai là,
thị trường tín dụng ở nông thôn đang có
nguy cơ bị bỏ trống. Số lượng QTDND còn rất hạn
chế, mới chỉ có 1/10 số xã, thuộc 56/63 tỉnh, thành
phố có QTDND, nhất là các tỉnh miền núi, trung
du như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn số lượng còn
hạn chế. Số lượng QTDND ở nhiều tỉnh, thành phố
còn ít như Cần Thơ có 3, Hậu Giang 1, Bến Tre có
3, các tỉnh miền núi như Lào Cai, Đắc Nông, Bình
Phước chỉ có từ 1 - 2 quỹ… trong khi nhu cầu huy
động và vay vốn của người dân là rất lớn.
MỘT SỐGIẢI PHÁPHOÀNTHIỆNHỆ THỐNG
QUỸ TÍNDỤNGNHÂNDÂN
ThS. NGÔ ĐỨC DUY -
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, ngành Ngân hàng nói chung
và hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân nói riêng có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng phải đối mặt với
không ít thách thức. Để tận dụng được hết các cơ hội, vượt qua được các thách thức đặt ra, đòi hỏi hệ thống
Quỹ Tín dụng nhân dân cần phải có các giải pháp bứt phá và phát triển bền vững trong môi trường hội
nhập cạnh tranh gay gắt.
Từ khóa: Cơ hội, thách thức, kinh tế, Quỹ Tín dụng nhân dân, ngân hàng
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...66
Powered by FlippingBook