TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 14

16
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
các nước trên thế giới, NSNN là nguồn tài chính
quan trọng để xử lý nợ xấu của nền kinh tế. Nhiều
chuyên gia đưa ra minh chứng khi cho rằng, trên
thế giới chưa có nước nào xử lý nợ xấu triệt để
mà không dùng NSNN. Cụ thể: Trong giai đoạn
khủng hoảng ngành ngân hàng, Chính phủ Mỹ đã
bơm hàng nghìn tỷ USD vào ngân hàng để xử lý
nợ xấu. Kết quả là Chính phủ Mỹ thu lại được toàn
bộ số tiền bơm vào ngân hàng, mà còn có lãi. Nói
cách khác, đây là cách để Chính phủ đầu tư, kinh
doanh, chứ không phải là “cứu” ai hay “lấy của ai
chia cho ai”. Theo một số chuyên gia kinh tế, với
cách mua nợ bằng tờ giấy như vừa qua, VAMC chỉ
giống như một bãi đáp tạm thời cho nợ xấu, chứ
chưa hẳn là đã xử lý triệt để nợ xấu.
Mặc dù phản đối song một số chuyên gia cũng
phải thừa nhận rằng, trong một số trường hợp bắt
buộc cũng phải sử dụng tới NSNN để xử lý, đặc
biệt đối với các trường hợp phục vụ quốc phòng,
an sinh xã hội... Tuy nhiên, phải phân loại nợ nào
do Chính phủ bảo lãnh, nợ nào vì an sinh xã hội,
nợ nào do doanh nghiệp để xử lý. Tức là, nếu nợ
xấu do doanh nghiệp tự kinh doanh, tự gây lên
thì doanh nghiệp sẽ phải tự xử lý. Còn nếu là các
khoản nợ xấu do ngân hàng cho vay theo chỉ đạo,
do Chính phủ bảo lãnh, hoặc vì mục đích an sinh,
xã hội có thể Chính phủ sử dụng tới ngân sách để
xóa nợ cho ngân hàng.
Tính chất hai mặt của sử dụng ngân sách
nhà nước để xử lý nợ xấu
Chúng ta cần nhận thức rằng, nguồn lực từ
NSNN để xử lý nợ xấu không đồng nghĩa với việc
chuyển tiền cho các TCTD để bù các khoản thiếu
hụt trong quá trình xử lý nợ xấu cũng không phải
“cho không” VAMC để mua nợ xấu mà NSNN
ứng ra và sẽ thu về sau khi VAMC xử lý được nợ
xấu. VAMC dùng tiền NSNN mua nợ theo giá thị
trường, rồi bán nó hoặc bán tài sản bảo đảm để thu
hồi vốn. Nếu khoản nợ xấu bán thấp hơn giá mua,
ngân sách sẽ bị lỗ phần thiếu hụt. Ngược lại, nếu
bán cao hơn giá mua, ngân sách sẽ thu lợi. Như
vậy, ngân sách sẽ được bảo toàn hoặc có thể bị
thiếu hụt một phần sau khi VAMC hoàn thành cơ
bản sứ mệnh xử lý nợ xấu. Theo các chuyên gia, cái
lợi lớn nhất ở đây là thế giới thấy được Việt Nam
quan tâm đúng mức về xử lý nợ xấu.
Theo các chuyên gia, nếu cứ phó mặc cho TCTD
tự trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ
xấu thì về lâu dài chưa hẳn đã có lợi. Để trích lập
dự phòng rủi ro đúng quy định, ngân hàng chỉ tiết
giảm chi phí để tăng thu nhập là chưa đủ, mà phải
chấp nhận, nhất là trong bối cảnh nợ công, bội chi
ngân sách đã chạm ngưỡng cho phép.
Hiểu như thế nào về dùng ngân sách
xử lý nợ xấu?
Theo nhận định của giới chuyên gia kinh tế, nợ
xấu nếu không được xử lý nhanh sẽ ảnh hưởng
đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, thậm chí cái
giá phải trả còn lớn hơn rất nhiều. Có ý kiến cho
rằng, nếu không dùng NSNN để xử lý nợ xấu thì
rất khó khơi thông được dòng tài chính đang bị tắc
nghẽn và tình trạng này sẽ còn kéo dài trong 5-7
năm tới. Thời gian qua, điều kiện NSNN còn rất
khó khăn, việc xử lý nợ xấu không sử dụng trực
tiếp từ nguồn NSNN mà được thực hiện thông qua
các biện pháp như trích lập, sử dụng dự phòng
rủi ro, tăng cường thu hồi nợ, bán, phát mại tài
sản bảo đảm thu hồi nợ, chuyển nợ xấu thành vốn
góp, thành lập VAMC (chẳng hạn như cấp 2.000 tỷ
đồng cho VAMC hoạt động) để mua nợ xấu của các
TCTD bằng trái phiếu đặc biệt VAMC, TCTD sử
dụng trái phiếu này để vay tái cấp vốn của NHNN.
Cần phải hiểu rằng, sử dụng NSNN để xử lý
nợ xấu là cách dùng tiền Chính phủ để mua các
khoản nợ xấu từ các ngân hàng với giá trị thị
trường, sau đó có thể tiếp tục bán cho các nhà đầu
tư, rồi lấy tiền trả lại cho Chính phủ và không có
chuyện Chính phủ trả thay cho các “con nợ”. Thực
tế hiện nay vẫn còn rất nhiều người hiểu lầm rằng,
sử dụng tiền NSNN để xử lý nợ có nghĩa là Chính
phủ đứng ra trả nợ thay cho các doanh nghiệp hay
cá nhân đã nợ ngân hàng và nay mất khả năng trả
nợ. Cách hiểu này có phần khiên cưỡng và thiếu
thực tế, bởi không một Chính phủ nào đi trả nợ
thay cho con nợ của mình, trừ trường hợp đó là
doanh nghiệp của Chính phủ nợ ngân hàng.
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đây
không phải là phương án NSNN bỏ tiền ra để
xóa nợ cho người vay tiền, mà có thể coi như loại
tín dụng Nhà nước ứng vốn để xử lý nợ xấu. Sau
này ngân sách thu hồi thông qua việc bán tài sản
đảm bảo để lấy nguồn tái tụng. Nhìn ra hầu hết
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ
nợ xấu ngành Ngân hàng đã được đưa xuống
dưới 3%. Đến cuối tháng 6/2016, tỷ lệ nợ xấu
của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức
2,78% vào tháng 5/2016 nhưng vẫn cao hơn
mức 2,55% vào cuối năm 2015. Riêng trong 6
tháng đầu năm 2016 con số nợ xấu được xử lý
là khoảng 59,71 nghìn tỷ đồng.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...66
Powered by FlippingBook